Chắc chắn, khi bạn nghe đến cái tên cà độc dược, rất nhiều người sẽ lầm tưởng đây là một loại cây độc hại và sử dụng sẽ gây chết người. Nhưng cây cà độc dược nếu được sử dụng đúng mục đích và đúng cách sẽ mang lại kết quả chữa bệnh cực kỳ tốt. Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn lưu ý khi sử dụng cà độc dược nhé.
1. Cách nhận biết cà độc dược
Để nhận biết chính xác về cây cà độc dược, mời bạn đọc theo dõi những đặc điểm sau:
Có thể bạn quan tâm:
- Đặc điểm cây cà độc dược và những thông tin về loài cà này
- Thành phần cây cà độc dược và những thông tin bạn chưa biết
- Bài thuốc từ cây cà độc dược có nhiều tác dụng chữa bệnh
1.1. Tên gọi và danh pháp
Cà độc dược còn có tên gọi khác là mạn đà la (hoa trắng), tên khoa học là Datura metel và thuộc họ Cà (Solanaceae).
1.2. Đặc điểm của cà độc dược
Đặc điểm chung của cà độc dược:
- Cà độc dược là loại cây thân thảo, với phần gốc của thân cây hóa thân gỗ sống quanh năm. Cây có chiều cao khoảng 1 – 2 m. Thân và cành non có màu tím hay màu xanh lục, có sẹo ở từng lá và rất nhiều lông mịn.
- Lá cà độc dược có màu xanh lục, cả 2 mặt đều có nhiều lông mọc so le với phiến lá nguyên có hình răng cưa, gợn sóng.
Quả cà độc dược
- Hoa cà độc dược to hình giống hoa loa kèn, mọc đứng và mọc đơn lẻ ở kẽ lá.
- Cánh hoa cà độc dược có màu trắng và đài hoa màu xanh ở phía trên có 5 răng.
- Quả cà độc dược có hình cầu, màu xanh và có gai nhọn xung quanh quả. Khi chín, quả nở nứt ra theo từng khía thành 4 mảnh.
- Trong trái cà độc dược có nhiều hạt nhỏ, hình dẹt, có màu nâu vàng và nhăn nheo.
Cà độc dược ở nước ta được phân chia thành 3 loại chính:
- Loại 1: Cà độc dược có màu hoa trắng, thân và cành màu xanh.
- Loại 2: Cà độc dược có hoa màu đốm tím, thân và cành xanh.
- Loại 3: là cây lai giữa hai loại trên.
Những loại cây bên ngoài khá giống cà độc dược:
Cây cà độc dược và cà gai leo là hai loài cây rất dễ bị gây nhầm lẫn vì hình dáng có nhiều nét giống nhau. Để phân biệt chính xác 2 loại cây này thì bạn có thể căn cứ vào hình dáng bên ngoài của từng loài cây.
- Cà gai leo cũng là một loại thảo dược có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Cây cà gai leo là loài cây thường mọc thành bụi và bò trườn dưới mặt đất hoặc leo vào các vật thể xung quanh.
- Đây là cây nhỏ hóa gỗ, thân cây có lông trắng và nhiều gai nhọn còn hình ảnh cây cà độc dược có màu xanh.
Hình ảnh cây cà gai leo
- Lá nhỏ mọc đối xứng thuôn dài, mặt trên lá màu tím xanh sẫm, hoa màu trắng mọc thành cụm.
- Khi chín quả cà gai leo đỏ mọng bóng bẩy còn cà độc dược có gai và màu xanh.
1.3. Phân bố
Cây cà độc dược là loại cây bụi, chúng mọc hoang ở những vùng đất bỏ hoang, ven đường, bên bờ ruộng ở các tỉnh thành như: Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Phú Thọ, Nghệ An. Ở một số nhà dân, cũng có thể trồng loại cây này để làm cảnh.
1.4. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản
- Bộ phận dùng: Chủ yếu dùng phần lá và hoa để làm thuốc là chính. Một số bài thuốc khác cũng có thể sử dụng phần cành, quả, rễ, hạt cà độc dược.
- Thu hái: Thường sẽ thu hoạch lá cây, đặc biệt là lá bánh tẻ thường được hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Còn đối với hoa thường được hái vào mùa thu tầm tháng 8, 9, 10.
Quả cà độc dược khô
- Sơ chế: Sau khi thu hoạch, hoa và lá cà độc dược lùn sẽ được đem sấy hoặc phơi nhẹ để khô lại.
- Bảo quản: Để giữ được công dụng tốt nhất của cà độc dược nên để ở nơi khô thoáng, tránh ẩm.
1.5. Thành phần hóa học
Trong cây thì ở lá và hạt có hàm lượng cao nhất: nó có chứa nhiều ancaloit với hàm lượng toàn phần từ 0,2 – 0,5%, chủ yếu là scopolamine và còn có hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoid, tannin với một lượng không đáng kể.
2. Cà độc dược có tác dụng gì
Cà độc dược thường được sử dụng như vị thuốc giúp làm giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Ngoài ra tác dụng của cây cà độc dược còn làm giảm say xe, giảm triệu chứng cảm lạnh, sốt cao, điều trị hen phế quản, hen suyễn và một số bệnh lý khác.
2.1. Công dụng của cà độc dược
Tác dụng chủ yếu của cà độc dược là tác dụng của hyoxin và atropin:
- Chất Atropine làm giãn đồng tử ở mắt và tăng nhãn áp. Có thể làm ngưng tiết nước bọt, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột. Cà độc dược gây giãn phế quản khi phế quản bị co thắt hoặc phó giao cảm bị kích thích.
- Đặc biệt nó ít tác động lên nhu động ruột và co thắt ruột. Đối với liều độc của atropin có thể ức chế, tê liệt thần kinh trung ương.
- Còn Hyoxin có tác dụng gần giống atropine. Nhưng thời gian giãn đồng tử ngắn hơn. Đối với liều độc của hyoxin gây ức chế thần kinh trung ương.
- Thường sử dụng hyoxin phối hợp với atropin trong chuyên khoa thần kinh chữa co giật do Parkinson, giảm say tàu xe và làm thuốc dịu thần kinh.
Tác dụng cà độc dược
Tác dụng kháng nấm Aspergillus của cà độc dược:
- Đa số tất cả các chủng nấm này đều vô hại, nhưng một số ít có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng ở những người có hệ miễn dịch kém, bệnh phổi tiềm ẩn hoặc hen suyễn khi bị hít bào tử nấm.
- Nghiêm trọng nhất là bệnh aspergillosis thể xâm nhập (invasive aspergillosis) xảy ra khi nhiễm trùng ngấm sâu vào hoặc lan đến các mạch máu và đi tới các cơ quan xa hơn.
- Về hiệu lực của cà độc dược thì có hoạt động tiêu diệt nấm Aspergillus kém hơn amphotericin B. 9,2 lần. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là độc tính tế bào có trong cà độc dược lại thấp hơn amphotericin B. 117,8 lần.
Các tác dụng khác của cà độc dược:
- Ngoài các tác dụng quan trọng kể trên, cà độc dược được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp như: làm thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng làm thuốc kháng nấm trên cây, thuốc diệt các con nhện rệp, mối.
- Cà độc dược còn có tác dụng rất hay đó là đuổi muỗi, côn trùng: muỗi vằn có khả năng gây sốt xuất huyết Aedes aegypti, muỗi truyền bệnh trung gian sốt rét Anopheles stephensi và muỗi viêm não Nhật Bản nguy hiểm Culex quinquefasciatus.
- Ngoài ra, cà độc dược chữa sâu răng ở trẻ em cũng rất hiệu quả.
2.2. Tác dụng phụ của cà độc dược
Trong quá trình sử dụng các bài thuốc để chữa bệnh từ cây cà độc dược, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Cảm thấy buồn nôn nhẹ hoặc nôn
- Bị sốt nhẹ hoặc sốt do cúm
Tác dụng phụ của cà độc dược
- Cảm giác miệng bị khô và khát nước
- Gây kích ứng da toàn thân tùy vào cơ địa từng người
- Gây giảm thị lực tức thời hoặc kéo dài
- Gây hôn mê và co giật
- Cảm thấy cơ thể bị choáng váng, chóng mặt hoa mắt
- Nhịp tim không ổn định lúc chậm lúc nhanh
Tuy nhiên, đây không phải là danh sách đầy đủ về tác dụng phụ khi dùng thuốc từ cây cà độc dược. Do đó, bạn khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào không rõ nguyên nhân, bạn nên tạm dừng việc sử dụng thuốc và gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
3. Cách dùng và liều dùng cà độc dược
Cách dùng cà độc dược: Thường dùng dưới dạng sắc thuốc đơn vị hoặc sắc kết hợp các loại thuốc khác, thảo dược khác nhau.
Liều lượng sử dụng: Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác mà liều lượng dùng ở mỗi người không giống nhau. Bạn nên dùng theo kê đơn của bác sĩ để yên tâm và an toàn nhất.
4. Bài thuốc chữa bệnh từ cà độc dược
Cây cà độc dược chữa bệnh gì? Sau đây sẽ là một số bài thuốc từ cây cà độc dược được nghiên cứu hoặc từ dân gian truyền lại. Bạn có thể tham khảo áp dụng để cải thiện các bệnh lý.
4.1. Bài thuốc từ cà độc dược trị đau nhức xương khớp
Cà độc dược điều trị bệnh xương khớp
Nguyên liệu:
Lá, rễ cây, cành và hoa của cây cà độc dược, rượu men lá vừa đủ.
Cách tiến hành:
Đem toàn bộ nguyên liệu cà độc dược đã được chuẩn bị đi rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem phơi khô.
Sau khi các thành phần đã được phơi khô, đem chúng ngâm cùng với một lượng rượu vừa đủ. Sau khoảng 10 đến 15 ngày là bạn có thể dùng. Hãy dùng rượu để thoa đều lên vị trí bị đau nhức xương khớp trên cơ thể.
4.2. Chữa đau thần kinh tọa bằng cà độc dược
Chữa đau thần kinh tọa bằng cà độc dược
Nguyên liệu:
Khoảng 10 lá tươi của cây cà độc dược.
Các bước tiến hành:
Sau khi rửa sạch sẽ lá cà độc dược, bạn đem hơ nóng trên lửa rồi đem đắp lên vị trí bị đau (chú ý cẩn thận không sẽ bị bỏng da).
Mỗi ngày bạn nên đắp một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày thì triệu chứng sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.
4.3. Cà độc dược điều trị hen
Tác dụng của cà độc dược trong điều trị hen
Nguyên liệu:
Gồm lá và hoa tươi của cây cà độc dược, kali nitrat.
Các bước tiến hành:
Đem phần lá và hoa của cây cà độc dược rửa sạch với nước rồi đem phơi dưới nắng cho khô. Sau đó bạn cần thái nhỏ lá và quả, thêm một lượng nhỏ kali nitrat vào trong giấy cuộn thành điếu thuốc lá.
Khi lên cơn hen đốt để hít làm giảm cơn hen. Mỗi lần chỉ nên sử dụng 1 – 1,5 gam và trong ngày sử dụng một lần.
4.4. Bài thuốc cà độc dược trị mụn nhọt
Nguyên liệu chuẩn bị:
Khoảng 10 – 15 lá cây cà độc dược tươi, 500ml rượu 45 độ.
Các bước thực hiện:
Rửa sạch những phần lá đã được chuẩn bị bằng nước. Sau đó đem ngâm cùng với 500ml rượu trắng 45 độ.
Khi có mụn nhọt bị sưng bạn lấy một ít phần hỗn hợp để thoa nhẹ lên vị trí bị sưng, đau. Triệu chứng sẽ được cải thiện rõ ràng.
4.5. Bài thuốc trị chứng nôn, buồn nôn
Cà độc dược trị nôn
Nguyên liệu chuẩn bị:
Lá cây cà độc dược tươi và rượu trắng 45 độ.
Các bước thực hiện:
Bạn rửa sạch toàn bộ lá cây tươi dưới vòi nước rồi đem ngâm cùng với phần rượu trắng đã chuẩn bị. Sau 5 – 7 ngày ngâm là có thể sử dụng khoảng 10 – 15 giọt để uống khi buồn nôn.
4.6. Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang
Cà độc dược chữa viêm xoang
Nguyên liệu chuẩn bị:
Lá cà độc dược tươi số lượng tùy chỉnh.
Các bước thực hiện:
Đem khoảng 5 lá cây cà độc dược chữa viêm xoang đi rửa sạch nhiều lần với nước, vớt ra để ráo rồi thái nhỏ. Cho toàn bộ phần đã thái nhỏ vào trong nồi nhỏ, đậy kín nắp. Sau đó bắt đầu đun trên ngọn lửa liu riu.
Dùng một tờ giấy cứng cuộn tròn thành hình phễu, đặt đầu to vào nơi hơi nước bốc lên và đặt đầu nhỏ vào gần đến lỗ mũi.
Bạn hít thở đều bằng mũi khoảng 4 đến 5 phút. Mỗi ngày dùng cà độc dược trị viêm xoang 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Triệu chứng sẽ giảm rõ nếu kiên trì thực hiện liên tục trong một tháng.
5. Lưu ý khi sử dụng cà độc dược
Lưu ý khi sử dụng cà độc dược như sau:
5.1. Ai không nên sử dụng?
lưu ý khi sử dụng cà độc dược: Người đang bị sốt không nên dùng cà độc dược
Có thể bạn quan tâm:
- Dầu mè – Loại dầu thực vật với các công dụng hiệu quả
- Cá mặt quỷ: Đặc điểm sinh học và những món ăn đặc sắc
Những người mắc các bệnh mạn tính hoặc những đối tượng sau đây tuyệt đối không nên sử dụng các bài thuốc từ cây cà độc dược:
- Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu cà độc dược hoặc một số dược liệu khác có trong bài thuốc nếu trên
- Người có thể lực yếu, suy nhược cơ thể kéo dài
- Bệnh nhân đã và đang mắc bệnh hen suyễn do bị đường hô hấp bị nhiễm trùng
- Người mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, suy tim
- Cơ thể đang bị sốt
- Người đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày tá tràng, mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng, bị táo bón
- Bệnh nhân có triệu chứng khó tiểu, bí tiểu
- Đối tượng đang mắc bệnh tăng nhãn áp
- Đặc biệt tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú
5.2. Tương tác thuốc với cà độc dược – lưu ý khi sử dụng cà độc dược
Các thành phần của cà độc dược được khuyến cáo không nên sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng cholinergic như atropine hay scopolamine hoặc một số loại thuốc khác.
Tốt nhất, bạn không được tự ý sử dụng các bài thuốc từ cà độc dược đồng thời với các loại thuốc trên. Trong trường hợp cố tình sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí dẫn đến tử vong.
Khi kết hợp với các thuốc trên có thể xảy ra tương tác thuốc và gây nên các phản ứng phụ như sau: Huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, da khô, chóng mặt.
5.3. Cách giải độc khi sử dụng các bài thuốc từ cà độc dược
Chính vì trong các thành phần của cà độc dược có hyoscyamine, atropine và scopolamine. Nên bạn có thể bị ngộ độc nhẹ bạn sẽ cảm thấy hơi khô miệng, giảm tiết mồ hôi, nhịp tim chậm còn nặng sẽ gây giãn đồng tử, da đỏ, ảo giác hôn mê.
Lưu ý khi sử dụng cà độc dược laf theo dõi huyết áp của người bị ngộ độc Khi bị ngộ độc bạn không nên quá lo sợ và hãy áp dụng cách giải độc đơn giản được chia sẻ dưới đây:
- Khi ngộ độc bạn phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể: Gây nôn, rửa dạ dày bằng nước chè đặc (áp dụng đối với người lớn).
- Cần giữ yên tĩnh và ủ ấm cho người bệnh.
- Có thể dùng thuốc an thần nếu bệnh nhân kích thích vật vã, kết hợp thuốc bổ sung nếu có biểu hiện bơ phờ, mệt mỏi.
- Theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên khoảng 30 phút/lần.
- Hoặc có thể áp dụng cách sau: Lấy 10 gam cam thảo cùng với 2 thìa đường pha cùng với 200 ml nước ấm sau đó khuấy để hỗn hợp tan đều rồi uống thì triệu chứng ngộ độc sẽ giảm dần.
- Trong trường hợp ngộ độc nhẹ, người bệnh còn tỉnh táo hoặc sau khi cấp cứu qua cơn nguy hiểm, người nhà có thể dùng 200 gam kim ngân hoa, 400 gam vỏ đậu xanh, 10 gam cam thảo, 100 gam liên kiều đem sắc chung với 3 bát thuốc.
5.4. Một số lưu ý khi sử dụng cà độc dược khác
Ngoài các trường hợp nêu trên, trong quá trình sử dụng cà độc dược nếu thấy bất kỳ biểu hiện khác thường nên ngừng dùng thuốc và đến ngay bệnh viện để bác sĩ khám.
Cà độc dược đã được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A. vì vậy, bạn không nên tự ý mua, sử dụng khi chưa có hướng dẫn cụ thể và chính xác từ thầy thuốc.
Tóm lại, cây cà độc dược là một vị thuốc rất tốt, nó chữa được nhiều tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng cần chú ý trong chế biến thức ăn uống, tránh chế biến nhầm thực phẩm từ cây cà độc dược gây nguy hiểm đến tính mạng. Người lớn cũng chú ý tránh không cho trẻ nhỏ ăn nhầm từ cây, lá, quả cà độc dược.
Khi có triệu chứng ngộ độc cần biết cách sơ cứu như trên và đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.
Hy vọng với những chia sẻ lưu ý khi sử dụng cà độc dược của chúng tôi ở trên sẽ giúp bạn có cách nhìn tổng quan, sử dụng đúng lúc và đặc biệt là đúng liều lượng cũng như đúng đối tượng để tránh dẫn đến những điều đáng tiếc không nên xảy ra.