Trang chủ Môi trường Rắn hổ đất sống ở đâu? Nhận biết rắn hổ đất như...

Rắn hổ đất sống ở đâu? Nhận biết rắn hổ đất như thế nào?

Nhắc đến rắn nhiều người đã cảm thấy rùng mình rồi, rắn hổ đất lại là một loại “rắn chúa” cực độc, thuộc top 10 loài rắn độc nhất Việt Nam. Chúng sinh sống ở mọi nơi, ngay cả khu dân cư. Đã có rất nhiều những tin trên mạng xuất hiện rắn trên giường ngủ, thậm chí có những tình huống cả đêm “chung chăn” với vị khách lạ này mà không hề hay biết, vậy nhận dạng loài rắn này như thế nào, cần làm gì khi bị rắn cắn?

Đôi nét về rắn hổ đất

Rắn hổ đất là loài bò sát không chân, chúng thường di chuyển bằng bụng, một trong những loài động vật máu lạnh, thuộc dòng họ với các loài bò sát như thằn lằn, tắc kè đặc điểm khác biệt là không chân. Toàn thân chúng được bao bọc bởi lớp vảy cứng, loài rắn này có thân đen, bóng giống màu đất.

Thông thường loài động vật này có “bàn nạo” trông khác tương đồng với hình mặt trăng, nhìn rõ nhất khi chúng tức giận hoặc chuẩn bị tấn công con mồi. Chúng sẵn sàng bắn nọc độc khi đối phương gây nguy hiểm đến mình.

Loài bò sát không chân, chúng thường di chuyển bằng bụng
Loài bò sát không chân, chúng thường di chuyển bằng bụng

Làm thế nào để nhận dạng rắn hổ đất?

Loài rắn hổ nói chung và hổ đất nói riêng chúng có một điểm chung so với những loài rắn khác chính là bạnh cổ. Đặc biệt, khi gặp đối thủ hoặc lúc tấn công đối phương chúng thường bạnh to cổ, một đặc điểm giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận dạng loài rắn độc này.

Mặt sau lưng cổ loài rắn hổ đất thường có hình tròn sáng như một mắt kính. Thêm một chi tiết quan trọng nữa, chúng thường có vệt nâu đen ở chính giữa. Mặt trước cổ rất đa dạng màu sắc trông rất bắt mắt, trên lưng có các vệt ngang nhỏ hơi sáng như một tia phản quang, thường có màu nâu hoặc vàng lục.

Rắn hổ đất thường sinh sống ở môi trường nào?

Loài rắn này có tên gọi khác theo khoa học là Naja kaouthia, chúng sống ở mọi địa hình khắp Việt Nam. Chủ yếu là vùng đồng bằng, trung du và đặc biệt vùng miền núi, nơi có nhiều cây cối um tùm.

Rắn hổ đất thường hoạt động về đêm, ban ngày trú ngụ trong hang chuột, trong hang mối. Những con khác thì chúng sống trong khu dân cư, thậm chí sống ngay trong nhà, trên giường ngủ hoặc có thể cả tủ quần áo. Những địa hình dễ săn mồi là nơi lý tưởng của loài động vật này, chúng được nuôi sống bởi chuột, cóc nhái hoặc một số loài thú nhỏ khác.

Loài động vật này thường hoạt động về đêm nhiều hơn
Loài động vật này thường hoạt động về đêm nhiều hơn

Rắn hổ đất có độc không?

Thắc mắc của rất nhiều người, bởi thiên nhiên đa dạng loài rắn. Có những con rắn lành tính không có nọc độc nhưng cũng có loài vô cùng độc, vậy rắn hổ đất có độc hay không nhỉ? Cùng tìm hiểu về nọc độc của loài rắn này nhé.

Xét về góc độ khoa học đây là loài động vật vô cùng quan trọng và hữu ích, về mặt kinh tế đây cũng là một nguồn thu không tệ nếu biết cách thuần chủng. Tuy vậy,  loài rắn này lại nằm trong top 10 loài rắn độc nhất hiện nay. Đây là một loài có kịch độc cực mạnh có thể gây tử vong cao.

Bên trong nọc chúng thường chứa 2 chất enzyme, polypeptide gây tổn thương rất mạnh. Do vậy, nếu có ai đó hỏi rắn hổ mang, loài rắn này có độc hay không thì câu trả lời chắc chắn 100% là có độc. Chính vì vậy, nếu gặp loài rắn này, hãy tránh xa chúng ngay lập tức nhé.

Rắn hổ đất có gây nguy hiểm đến tính mạng người?

Nhìn thấy rắn đã là một điều gì đó rất kinh hoảng rồi, bị rắn cắn mà lại còn là rắn hổ quả thật rất tồi tệ nếu chẳng may điều đó xảy ra. Với nhiều trường hợp bị rắn cắn, có những nạn nhân nhẹ và cũng có những người bị nặng tùy vào cơ địa từng người. Nếu không biết cách sơ cứu, người bị nhẹ có thể nặng hơn, người bị nặng cũng có thể tử vong nhanh hơn.

Nghiên cứu cho thấy, nếu bị loài rắn hổ đất cắn trong vòng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Người bị cắn sẽ bị liệt cơ hô hấp, khó thở, tê cứng người, không thể nói chuyện, sùi bọt mép, thậm chí hơn có thể bị hôn mê sâu. Điều này rất nguy hiểm đến tính mạng nếu chậm trễ không kịp chữa trị, tốt nhất hãy tránh xa loài động vật này nếu có thể, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nếu bị cắn thì quả thật rất tồi tệ
Nếu bị cắn thì quả thật rất tồi tệ

Cách đề phòng rắn hổ mang, rắn hổ mang đất chui vào nhà

Có quá nhiều những lời cảnh báo cũng có rất nhiều những trường hợp xấu không mong muốn liên quan đến tính mạng vì rắn hổ mang đất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình chủ quan, xem nhẹ tính mạng mình bằng việc thờ ơ, mặc kệ không đề phòng hay có những biện pháp ngăn chặn cụ thể nào. Vậy làm thế nào để tránh rắn hổ chui vào nhà, hãy áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa như:

  • Sử dụng cửa lưới: Cửa lưới là vật dụng không quá xa lạ, được thiết kế dạng lưới có mắt xích khá nhỏ, rắn hổ mang, loài rắn này không thể xuyên qua mà chui vào nhà bạn được, đó là một biện pháp cực kỳ hiệu quả.
  • Vệ sinh sạch sẽ giường chiếu, nơi ở: Rắn thích săn bắt những loại thú nhỏ, trong đó có chuột, cóc… Hai loài này cũng thường sinh sống ở ngay trong nhà bạn, đặc biệt ở bếp, nhà kho thậm chí trong tủ đồ, nếu quá lâu bạn không dọn dẹp, giường chiếu bê tha cũng là điều kiện lý tưởng thu hút loài “bạo chúa” này.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi đi vào vùng có rắn độc: Đi ủng, đeo tất tay nếu bạn làm việc trong môi trường có khả năng nhiều rắn độc, rắn hổ sinh sống, chủ động ứng phó trong bất kỳ tình huống nào.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xuyên cắt cỏ, dọn dẹp cây cối xung quanh nhà để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình. Rắn hổ mang, rắn hổ đất sẵn sàng tấn công đối thủ trong mọi tình huống sinh tồn vì vậy hãy tìm hiểu kỹ cách đề phòng bạn nhé!

Bạn nên làm gì khi bị rắn hổ mang, rắn hổ đất cắn?

Chúng ta không thể tưởng tượng được hậu quả sẽ thế nào nếu chẳng may bị rắn độc. Đặc biệt, rắn hổ đất cắn thì tính mạng sẽ bị đe dọa bạn cần nắm rõ cách sơ cứu khi bị rắn độc tấn công đề phòng trường hợp cấp bách. Hãy thực hiện một trong những cách sơ cứu đơn giản sau đây:

  • Cố gắng loại bỏ chất độc nếu có thể và ngăn chặn sự di chuyển của độc tố đến các bộ phận khác.
  • Mạnh dạn nặn, chích rồi rửa vết thương bằng xà phòng và sát trùng để làm giảm độc tố.
  •  Bằng mọi giá hãy bảo vệ tính mạng nạn nhân.
  • Trường hợp có thể hãy liên hệ trung tâm cấp cứu gần nhất.
  •  Đưa người bệnh đến nơi điều trị nhanh nhất có thể.
  • Tránh những loại thuốc không cần thiết làm chậm trễ việc cứu sống nạn nhân.
  • Không để nạn nhân đi lại để giảm tối thiểu sự dịch chuyển của độc tố.
  • Giữ vùng bị cắn sạch sẽ, đảm bảo không bị tác động thêm từ bên ngoài, đừng để vết thương bị nhiễm trùng hoặc có thêm thương tích.
  •  Bỏ bớt đồ trang sức nếu có tránh cà cọ lên vết thương.

Vì nằm trong top loài rắn độc nhất Việt Nam, loài rắn này sẽ là động vật đáng gờm, chúng ta cần chủ động trong việc phòng, tránh. Đừng chủ quan mà gánh những hậu quả tồi tệ xảy đến. Bạn cũng đừng mang nặng tâm lý sợ sệt, chỉ cần nắm rõ thông tin, cách nhận dạng, cách phòng tránh và đặc biệt cách sơ cứu khi bị rắn độc tấn công bạn sẽ ổn thôi.

Động vật đáng gờm cần chủ động trong việc phòng, tránh
Động vật đáng gờm cần chủ động trong việc phòng, tránh

Có thể bạn quan tâm:

Nhắc đến rắn là thấy sợ hãi rồi chưa cần kể đến loài rắn có nọc độc, đặc biệt rắn hổ và rắn hổ đất. Nếu bạn đang sinh sống ở những vùng thường tập trung đông loài bò sát không chân đáng sợ này đừng bỏ qua bài viết của chúng tôi, lưu lại ngay để khi cần có thể vận dụng.

Đọc nhiều nhất