Trang chủ Thiên nhiên Giun kim là gì và những tác hại gây ra cho con...

Giun kim là gì và những tác hại gây ra cho con người

Nhắc đến giun kim chúng ta thường nghĩ ngay đến những bệnh về tiêu hóa bởi vì nếu chúng chui vào cơ thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên vẫn có cách phòng tránh và điều trị được. Ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về loài ký sinh trùng này và những tác hại của chúng.

Giun kim là gì?

Giun kim còn có tên khoa học là Enterobius vermicularis, đây là loài ký sinh thường cư trú ở ruột non và sau đó chui xuống ruột già. Chúng thường sống trong vòng 1 đến 2 tháng, kích thước nhỏ chỉ khoảng 10mm và có màu trắng đục thường gây ra các bệnh về tiêu hóa cho con người.

Giun kim cái sẽ đo và dài hơn con đực, trong tử cung có rất nhiều trứng, trứng có hình hạt gạo và có thể tồn tại trong 2 đến 3 tuần. Giun có màu trắng sữa, thân hơi phìng, phần miệng có 3 môi, mỗi con đực dài khoảng 2 đến 5mm, con cái dài từ 8 đến 12mm. 

Giun kim gây ra bệnh nhiều nhất là ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo thống kê nữ giới có tỷ lệ nhiễm cao hơn nam giới, thành thị mắc bệnh cao hơn ở nông thôn. Từ những đồ ăn thức uống không hợp vệ sinh đã vô tình tạo điều kiện cho chúng chui vào và ký sinh để gây bệnh trong cơ thể.

Giun kim loài ký sinh trùng sống ở đường ruột gây bệnh nguy hiểm
Giun kim loài ký sinh trùng sống ở đường ruột gây bệnh nguy hiểm

Giun gây bệnh cho con người từ đâu?

Người mắc bệnh giun kim là do bị lây nhiễm từ thức ăn, đồ uống hoặc những vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Thông thường trẻ nhỏ không rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh hay thường xuyên ngậm tay vào miệng sẽ rất dễ bị bệnh, ngoài ra còn nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh do nuốt phải trứng giun. Sau khi nuốt phải trứng giun kim sẽ nở thành ấu trùng trong tá tràng và chuyển xuống manh tràng để thành giun trưởng thành.

Giun kim bám lỏng lẻo trong niêm mạc manh tràng và những đoạn ruột gần đó, lúc này chúng giao phối với nhau. Khi giao phối xong giun đực sẽ chết, còn giun cái ra rìa hậu môn để đẻ từ 5000 đến 200.000 trứng và cũng chết sau khi đẻ. Chỉ sau vài giờ, nếu gặp điều kiện thuận lợi trứng cũng sẽ thành ấu trùng ở nếp nhăn của hậu môn.

Ấu trùng giun kim có thể đi ngược dòng trở lại ruột và gây bệnh sau khi thành giun trưởng thành. Do đó nếu không được phát hiện bệnh sẽ nhiễm đi nhiễm lại do trứng và ấu trùng giun vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Nếu lâu dài chúng sẽ hút hết các chất dinh dưỡng và phát triển ngày một nhiều hơn.

Nếu ăn uống không vệ sinh rất dễ bị nhiễm giun
Nếu ăn uống không vệ sinh rất dễ bị nhiễm giun

Dấu hiệu khi bị nhiễm giun

Giun kim gây ra bệnh trong đường ruột nhưng ít khi có biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nên khó phát hiện. Tuy nhiên một dấu hiệu dễ nhận biết nhất là ngứa ở vùng hậu môn, nhất là vào ban đêm. Bởi vì lúc này giun cái sẽ ra vùng hậu môn để đẻ trứng gây ngứa ngáy và khó chịu rất khó tả.

Khi trẻ em bị nhiễm giun kim sẽ thường biếng ăn, không tiêu hoặc bụng thường bị đau âm ỉ. Vào ban đêm ngủ hay bứt rứt và ngủ không sâu giấc, hay quấy đêm, nếu để ý sẽ thấy phân của trẻ bị lỏng hoặc nát ra, thậm chí là có dính máu nên bố mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu đặc biệt này.

Bệnh giun kim thường gây ra ngứa ngáy ở hậu môn nên nhiều người hay nhầm lẫn với viêm nhiễm hoặc bị nấm. Vì vậy nếu thấy biểu hiện cần đi khám để sử dụng thuốc uống phù hợp để điều trị dứt điểm, tránh gây hại cho sức khỏe. 

Giun kim gây ra những tác hại gì?

Nếu trẻ em bị nhiễm giun kim sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa. Từ đó sẽ khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon và ngủ không sâu giấc, do đó thường bị chậm lớn và suy dinh dưỡng. Càng nguy hiểm hơn nếu giun chui vào ruột thừa gây ra viêm nhiễm, thậm chí chúng còn có thể xâm nhập vào đường tình dục gây ra viêm nhiễm ở phụ nữ. 

Bị nhiễm giun kim, người bệnh sẽ bị rối loạn tiểu tiện, viêm âm đạo và rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra loài ký sinh trùng này còn có thể xâm nhập vào thực quản, hốc mũi và phổi gây ra viêm nghiêm trọng. Nếu cứ liên tục gãi vùng hậu môn bị ngứa sẽ gây nhiễm trùng và càng nặng hơn. Do đó cần đến bệnh viện để khám và có biện pháp xử lý thích hợp nhất.

Nếu trẻ em bị nhiễm giun lâu ngày sẽ dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng thấy rõ, dù người nhỏ nhưng bụng lại to. Nếu các bậc phụ huynh chủ quan sẽ khiến người con yếu đi. Người lớn sẽ bị sụt cân nhanh chóng nếu bị giun kim ký sinh trong cơ thể, người mệt mỏi và chán ăn kéo dài.

Giun kim gây ra tác hại đến đường tiêu hóa và sức khỏe con người
Giun kim gây ra tác hại đến đường tiêu hóa và sức khỏe con người

Cách phòng bệnh và điều trị khi bị nhiễm giun

Giun kim gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cho những ai bị nhiễm giun, do đó cần biết cách phòng bệnh và điều trị đúng cách.

Về cách phòng bệnh nhiễm giun kim

Bệnh giun kim có thể lây từ người này sang người khác, nhất là đối với trẻ em thường chưa có ý thức phòng bệnh tốt. Vì vậy cần thực hiện vệ sinh các nhân sạch sẽ bằng xà phòng cả trước và sau khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Rửa sạch hậu môn vào mỗi buổi sáng để tránh giun phát triển. 

Đảm bảo ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái vì có thể nhiễm trứng hoặc ấu trùng giun kim. Không nên ăn đồ ăn nguội để ở ngoài nhiều giờ vì rất có thể đã nhiễm khuẩn. Giữ vệ sinh môi trường sống, thường xuyên thay ga giường, giặt chăn chiếu và màn ngủ, mang dép kể cả ở trong nhà hay đi ra bên ngoài.

Rửa tay sạch sẽ cho trẻ và cách móng tay thường xuyên, hạn chế tối đa việc để con mút tay và không để con mặc quần hở hậu môn. Tẩy giun định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để tránh sự sinh sôi và phát triển của giun kim. Đồ ăn tươi cần mua ở nơi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không mua đồ ăn không rõ nguồn gốc, như vậy sẽ rất dễ nhiễm trứng hoặc ấu trùng giun, cần lọc thịt và chần qua nước sôi trước khi nấu.

Ăn uống vệ sinh, giữ thói quen sinh hoạt sạch sẽ để tránh bệnh
Ăn uống vệ sinh, giữ thói quen sinh hoạt sạch sẽ để tránh bệnh

Có thể bạn chưa biết:

Về cách điều trị bệnh giun kim

Nếu mắc bệnh giun kim cách điều trị phổ biến nhất hiện nay đó là dùng thuốc tẩy giun, thuốc không dùng được cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ đang trong quá trình cho con bú hoặc mang thai. Những người bị suy thận, suy gan cũng cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc để tẩy giun.

Với trẻ nhỏ tốt nhất nên cho đi khám để làm các xét nghiệm kiểm tra mức độ nghiêm trọng khi nhiễm giun kim. Tùy vào tình hình cũng như độ tuổi, bác sĩ sẽ cho loại thuốc phù hợp để đảm bảo an toàn. Thuốc cần sử dụng đúng liều lượng theo bác sĩ chỉ định, phụ huynh không nên tùy tiện cho uống vì có thể gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Luôn giữ thói quen sạch sẽ trong sinh hoạt và ăn uống của cả gia đình để không nhiễm giun kim lại sau khi điều trị. Thường xuyên chú đến những biểu hiện của bệnh để có biện pháp điều trị và dùng thuốc kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí là gây ra còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là vấn đề đang được các mẹ quan tâm.

Vậy là những chia sẻ của bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về giun kim và những tác hại do loài ký sinh trùng này gây ra. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe cho cả gia đình mình.

Đọc nhiều nhất