Trang chủ Thiên nhiên Rắn cạp nia: Đặc điểm, tập tính sống và mức độ nguy...

Rắn cạp nia: Đặc điểm, tập tính sống và mức độ nguy hiểm

Rắn thường rất nguy hiểm và ít ai dám đến gần vì sợ dính độc, đặc biệt rắn cạp nia là loài rắn có nọc độc đáng sợ nhất. Vì vậy nhiều người đang muốn tìm hiểu về đặc điểm, môi trường sống và tập tính của loài vật này để biết cách tránh. Những thông tin đó sẽ có ngay ở bài viết dưới đây.

Rắn cạp nia là gì?

Rắn cạp nia là loài rắn độc thường sống phổ biến ở Việt Nam, chúng thuộc họ nhà rắn hổ và sống ở mọi miền với điều kiện môi trường khác nhau. Loài rắn này rất độc, có thân hình giống ngựa vằn, toàn thân màu đen và màu trắng với kích thước từ 60cm đến 1,5m.

Rắn cạp nia thuộc động vật ăn thịt, chúng ăn ếch, nhái, thằn lằn và cả đồng loại của chúng. Vào ban đêm là thời điểm cạp nia hoạt động mạnh nhất, chúng ra ngoài kiếm ăn, nếu cảm thấy bị tấn công sẽ dùng nọc độc để cắn vô cùng nguy hiểm. Khi săn mồi sẽ nuốt chửng luôn con mồi vào bụng để tiêu hóa dần, có thể ăn những thức ăn có trọng lượng lớn hơn cả chúng.

Rắn cạp nia là loài ăn thịt với nọc độc vô cùng nguy hiểm
Rắn cạp nia là loài ăn thịt với nọc độc vô cùng nguy hiểm

Thông tin về đặc điểm và tập tính của cạp nia

Có thể nhiều người chưa từng nhìn thấy rắn cạp nia và chưa hiểu hết được mức độ nguy hiểm của chúng. Dưới đây là những thông tin cụ thể về đặc điểm và tập tính của loài rắn này.

Về đặc điểm của rắn cạp nia

Cạp nia là tên gọi của loài rắn thuộc rắn hổ có thể dài lên tới 1,5m, chúng có thân hình giống như ngựa vằn với nhiều khoang trắng đen xen kẽ nhau trên cơ thể. Một con rắn trưởng thành sẽ có khoảng 20 đến 30 khoang màu đen, nhưng khoang đen chỉ ở trên lưng và không vòng qua bụng.

Bụng của rắn thường màu trắng và không có khoang đen, phần đầu hơi dẹp xuống và có nhiều vảy to, quanh miệng thường có màu sáng hơn so với trên đầu. Vảy của loài cạp nia trơn nhẵn và phình rộng hơn vùng xương sống, phần lưỡi dài để tìm mùi của những con mồi khi đi săn. 

Rắn cạp nia rất thích ăn những loài vật như chuột, cóc, nhái, trứng của các loài vật như trứng chim, trứng gà, thậm chí là trứng của rắn. Mỗi khi ăn chúng cắn cho trúng độc hoặc gặm đến khi con mồi tắt thở rồi nuốt chửng vào bụng. Hệ tiêu hóa của chúng có thể tiêu hóa được bất cứ thứ gì chúng ăn vào, nếu là mồi to có thể tiêu hóa trong nhiều ngày.

Loài cạp nia có thể săn mồi cả ở trên cạn và dưới nước
Loài cạp nia có thể săn mồi cả ở trên cạn và dưới nước

Về môi trường sống của loài cạp nia

Rắn cạp nia thường sống ở khu vực các nước Đông Nam Á như Malaysia, Lào, Campuchia, Việt Nam,…Ở nước ta loài này xuất hiện nhiều ở miền Trung và miền Nam như khu vực tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Nghệ An,…Chúng rất thích sống ở khu vực đồng bằng, cánh đồng, quanh bờ sông, kênh hoặc thậm chí là cống rãnh, rất ít khi xuất hiện ở vùng núi cao trên 1.200m so với mực nước biển.

Nơi ẩn nấp của loài rắn này thường ở trong hang hốc vào ban ngày, chờ khi đêm xuống mới ra ngoài để tìm mồi. Bên cạnh đó chúng còn ở trong những bụi rậm để dễ dàng theo dõi và săn mồi hơn. Chúng vẫn có thể kiếm ăn dưới nước vì có khả năng lặn sâu 10m trong vòng 30 phút. Tuy nhiên rất hiếm khi loài rắn này phải tìm mồi bằng cách này vì khả năng săn mồi trên cạn của chúng rất tốt.

Về tập tính sống của rắn cạp nia

Rắn cạp nia không thích tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do đó chúng thường hoạt động vào ban đêm. Thời gian hoạt động về đêm của cạp nia chủ yếu vào khung giờ từ 21h đến 23h đêm. Mỗi khi bắt buộc phải ra bên ngoài và gặp ánh nắng, rắn phải dùng đuôi để che phần đầu lại. Ngoài việc săn động vật trên cạn, thỉnh thoảng chúng vẫn lặn ở dưới nước để săn lươn. 

Đến thời điểm sinh sản, loài cạp nia thường để từ 5 đến 10 quả trứng, thời điểm trứng nở là vào tháng 6 đến tháng 7 hàng năm vì lúc này điều kiện thời tiết thích hợp. Khi nở, rắn con dài khoảng 30cm và giống như một cá thể trưởng thành với màu sắc và hình dáng tương tự.

Rắn cạp nia tuy là loài rắn độc nhưng có đặc điểm khá nhút nhát, chỉ cần bị đe dọa sẽ tìm nơi lẩn trốn. Tuy nhiên nếu bị khiêu khích và tấn công liên tục, chúng sẽ dùng nọc độc để cắn đối phương nên vô cùng nguy hiểm. Để khống chế tốt loài cạp nia cần kẹp chặt phần miệng của chúng để tránh phun độc và cắn người.

Loài cạp nia thường đi săn mồi vào ban đêm vì không ưa ánh nắng
Loài cạp nia thường đi săn mồi vào ban đêm vì không ưa ánh nắng

Rắn cạp nia có nọc độc nguy hiểm đến mức nào?

Rắn cạp nia là loài rắn độc nhất Châu Á và thuộc những loài rắn độc nhất thế giới, nọc độc của chúng mạnh gấp 15 lần rắn hổ mang Ấn Độ. Nọc độc của chúng đa phần là chất độc thần kinh, khi bị rắn cắn, độc sẽ tấn công thẳng vào hệ thần kinh làm ức chế mọi hoạt động cơ thể.

Sau khi bị loài cạp nia cắn, con người sẽ bị đau cơ toàn bộ, mệt mỏi và nôn mửa, chỉ sau một giờ lồng ngực sẽ bị căng cứng và tê liệt. Sau 8 giờ sẽ bị suy hô hấp và cần có máy trợ thở, có thể kéo dài đến 96 giờ, nạn nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng liệt cơ và chết não. 

Nếu nạn nhân không được điều trị kịp thời sẽ tử vong chỉ trong 24h bị rắn cắn,  do đó ngay khi phát hiện bị cắn cần buộc chặt phần trên để máu không lan đến các bộ phận khác. Nếu đang ở trong rừng hãy rạch một phần nhỏ quanh da vùng bị rắn cắn để máu độc thoát ra ngoài, không nên sâu quá sẽ gây nhiễm trùng. Không nên vận động mạnh khiến độc lây lan. sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu và điều trị để giữ lại mạng sống.

Dấu hiệu nhận biết khi bị loài cạp nia cắn

Nhiều khi bị rắn cắn nhưng chúng ta không rõ đó là cắn gì hoặc khi đang đi trong rừng bị cắn không biết. Vì mới đầu bị rắn cạp nia cắn, cơ thể sẽ không có triệu chứng, chỉ thấy vết thương có móc nhỏ như đầu kim đó là răng nanh vô cùng sắc nhọn của chúng. Chỉ khoảng từ 1 đến 2h bắt đầu liệt các cơ mặt, cơ hoành, cổ, vùng đầu và các chi.

Sau đó nạn nhân sẽ bị sụp mí như buồn ngủ nhưng không nhắm kín mắt, đồng tử giãn mạnh, không nhìn thấy ánh sáng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Bởi vì trong nọc độc của cạp nia có độc tố tiền và hậu synap nên gây liệt kéo dài, thậm chí còn hạ natri máu do độc tố kiểu natriuretic peptide. Từ đó nạn nhân nhanh chóng bị suy hô hấp và tử vong nếu không được hỗ trợ từ máy thở và cấp cứu kịp thời.

Nọc độc của rắn cạp nia có thể gây chết người chỉ trong vòng 24h
Nọc độc của rắn cạp nia có thể gây chết người chỉ trong vòng 24h

Có thể bạn chưa biết:

Loài cạp nia có ăn được hay không?

Thịt rắn cạp nia có thể ăn được và làm những món ăn như chả lá lốt, xào lăn, rán ướp nướng và nhiều món khác. Tuy nhiên cần chế biến cẩn thận trong quá trình nấu ăn để tránh trường hợp ngộ độc mật rắn rất nguy hiểm nếu không làm cẩn thận. Hầu như người ta thường dùng thịt của loài cạp nia để làm thuốc bằng cách về ngâm với rượu để chữa bệnh.

Những bài thuốc làm từ loài rắn này có thể giảm ho, giảm đau, tiêu sưng, kháng viêm, chống đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Có thể mua cạp nia ở các trại rắn với mức giá từ 400.000 đến 500.000/ 1kg, khi mua chủ trại sẽ hướng dẫn cách làm thịt, loại bỏ nọc độc và ngâm rượu sao cho đúng cách. Như vậy người mua có thể yên tâm hơn trong quá trình chế biến và sử dụng.

Những thông tin trên đã giúp bạn tìm hiểu được những thông tin về đặc điểm và tập tính của rắn cạp nia. Đây là loài rắn cực độc nên hãy tránh xa nếu như nhìn thấy chúng nhé. 

Đọc nhiều nhất