Cây thủy tùng hay còn gọi là cây thông nước, đây là loài thực vật duy nhất còn lại thuộc chi Glyptostrobus. Chính vì vậy, cây thủy tùng có giá trị cao và rất quý hiếm. Cùng tìm hiểu vể Cách trồng cây thuỷ tùng qua bài viết dưới đây của mình nhé!
Cây thủy tùng có hình dáng độc lạ và vô cùng bắt mắt. Cây có xuất sứ từ vùng Đông Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng xuất hiện ở các tỉnh thành nơi có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều.
Có thể bạn quan tâm:
- Nên đặt cây thủy tùng ở đâu để tốt nhất cho phong thủy
- Đặc điểm cây thuỷ tùng, ý nghĩa, cách nhận biết và chăm sóc
- Ý nghĩa cây thuỷ tùng phong thủy – Vì sao được dùng nhiều
Thủy tùng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường khắc nghiệt nhất. Vốn dĩ cây sống hoang dã tự nhiên nên khi trồng ta không mất nhiều công sức chăm sóc. Đó cũng là lý do cây Thủy Tùng được chọn là loại cây trồng nội thất được ưa thích nhất.
Đặc điểm của cây Thủy Tùng
Thủy tùng là loài cây thân gỗ rắn chắc, trong tự nhiên cây có thể cao 30m với đường kính gốc từ 0,5 -1m. Tuy nhiên, khi trở thành cây được trồng trong nhà làm trang trí nội thất, cho nên cây bị hạn chế rất nhiều về chiều cao và hình dáng để phù hợp với không gian.
Trung bình cây thủy tùng nội thất có chiều cào từ 0,8-1m. Với kích thước này bạn cỏ thể để chúng trong góc nhà, phòng làm việc hay khu vực nhà hàng,…Cây có sức sống mãnh liệt màu xanh của lá tràn đầy sức sống không gian thoáng đãng mát mẻ.
Lá thủy tùng có 2 dạng chính:
+ Lá ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài khoảng 0,6 – 1,3cm, xếp thành 2-3 dãy, lá rụng vào mùa khô.
+ Lá ở cành sinh sản có hình vảy, dài khoảng 0,4cm và không rụng lá.
Cây thủy tùng để bàn có màu xanh đậm. Lá hình tam giác nhỏ và xếp cạnh nhau, cây cho hoa nhỏ màu trắng, mỗi cuống có từ 1-4 hoa. Sau khi hoa tàn sẽ cho ra quả và hạt hình cầu màu đen tím.
Ý nghĩa cây Thủy Tùng
Cây có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiên thời tiết khắc nghiệt nhất, điều này tượng trưng cho ý chí vượt khó vương lên. Trồng cây thủy tùng trong nhà trong phòng làm việc là để luôn luôn nhắc nhở bản thân phải vượt qua mọi khó khăn và cám dỗ trong cuộc sống.
Ngoài ra cây thủy tùng tượng trưng cho sự thanh tao, chúng thể hiện khí phách của một bậc chính nhân quân tử.
Trong phong thủy cây thủy tùng thích hợp với người tuổi thân, người tuổi này sở hữu được cây thủy tùng sẽ được mây mắn, tài lộc dồi dào. Đặc biệt trong việc kinh doanh sẽ mang lại nhiều tiền tài và tài lộc.
Với những ý nghĩa tuyệt vời của cây thủy tùng, cây còn được chọn làm món quà tặng trong các dịp đặc biệt như: mừng thọ, tân gia, thăng chức,…Người nhận sẽ cảm thấy hạnh phúc và biết ơn nười tặng với món quà đày ý nghĩa này.
Cách trồng cây thuỷ tùng
Cây thủy tùng là loài cây có sức sống mãnh liệt, cây sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi thời tết khắc nghiệt nhất. Bởi vậy loại cây này không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Tuy nhiên để có một cây thủy tùng trong nhà đẹp, Cách trồng cây thuỷ tùng nên chú ý các yếu tố sau:
- Đất trồng
Cây thủy tùng thích hợp với loại đất giàu mùn, độ tơi xốp cao, thoáng khí. Nếu trồng cây non thì nên trộn hỗn hợp đất với mùn tro trấu, xơ dừa để kích thích bộ rễ, cây sẽ chóng phục hồi bộ rễ và phát triển tốt.
- Tưới nước
Đây là yếu tố quan trọng nhất khi trồng cây thủy tùng trong nhà. Loại cây này ưa ẩm, nên cần lượng nước lớn. Nước chiếm 70-90% khối lượng của cây. Nước tham gia hòa tan, vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây. Chính vì vậy khi thiếu nước cây thủy tùng sẽ bị héo, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và quang hợp của cây… Nếu thiếu nước trong thời gian dài thì cây dẫn đến rụng lá và chết.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây trạng nguyên: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hiệu quả
- Con rết – Loài vật nguy hiểm có tác dụng chữa bệnh
Ngược lại nếu cây thừa nước làm thân cây mềm yếu, sec dẫn đến giảm sức đề kháng chống chọi sâu bệnh gây hại. Vì vậy cần cung cấp nước đầy đủ và kịp thời cho cây. Tưới nước 2-3 lần/ tuần, mỗi lần 250-350ml nước tùy theo thể trạng của cây.
- Nhiệt độ và ánh sáng
Thủy tùng sống ở nhiệt độ 10 -32 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là 18-25 độ C. Cây có thể sống trong môi trường điều hòa và máy lạnh.
Thủy tùng là cây ưa sáng, và chúng có thể sống tốt trong môi trường bán bóng râm. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến việc cung cấp ánh sáng cho cây. Ánh sáng giúp cho cây quang hợp tạo chất hữu cơ cấu tạo nên bộ phận thân, cành, lá,… ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và ra hoa. Bởi vậy, 1 tuần/ lần ta đưa cây ra ngoài trời để lấy ánh sáng tự nhiên.
- Phân bón
Trồng cây thủy tùng, ít bón phân nhằm giứ dáng và chiều cao của cây. Nến bón hỗn phân theo công thức NPK để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cũng có thể tăng cường Kali để kích thích bộ rễ phát triển.
- Phòng trừ sâu bệnh gây hại
Cây thủy tùng có khả năng kháng bệnh rất tốt, ít bị sâu bệnh gây hại. Tình trạng phổ biến nhất cuả cây chính là héo vàng lá. Có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng này: do chế độ nước không đảm bảo và vàng lá do sâu bệnh gây nên.
Trên đây là cách trồng cây thuỷ tùng. Nếu bệnh do chế độ nước thì nên điều chỉnh chế độ nước tưới cho phù hợp. Còn nếu vàng lá do sâu bệnh, khi có dấu hiệu thì cần cắt bỏ lá vàng, tiến hành phun trừ, sau đó bón phân để cây nhanh phục hồi.