Trang chủ Môi trường Đặc điểm cây thuỷ tùng, ý nghĩa, cách nhận biết và chăm...

Đặc điểm cây thuỷ tùng, ý nghĩa, cách nhận biết và chăm sóc

Nhiều người đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau khi có ý định trồng Cây Thủy Tùng. Vậy Thủy Tùng là loài cây gì, hợp tuổi nào, mệnh gì, cách chăm sóc cây như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về Đặc điểm cây thuỷ tùng các bạn nhé!

Cây Thủy Tùng là cây gì?

Thủy Tùng còn có tên gọi khác là cây thông nước. Tên khoa học của cây là Glyptostrobus pensilis, đây là một loại cây thuộc họ tùng.

Có thể bạn quan tâm:

Cây Thủy Tùng là cây gì?
Cây Thủy Tùng là cây gì?

Đặc điểm cây thuỷ tùng

  • Đặc điểm cây thuỷ tùng là cây thuộc giống cây bụi nhỏ.
  • Cây có nhiều cành nhỏ mọc dài, dáng tương đối thanh mảnh.
  • Đặc điểm cây thuỷ tùng có Lá hình tam giác mọc đều san sát nhau, còn thân và lá có một màu xanh đậm đẹp mắt. Tuy mảnh nhưng nhánh cây nhiều mọc dài ra và chụm vào nhau có thể bảo vệ cây trước giông bão.
  • Mùa hoa nở, hoa mọc thành chùm nhỏ từ các ngọn cây. Hoa có màu trắng mọc thành cụm có từ 1 đến 4 hoa. Khi hoa tàn thì quả tùng màu đen sẽ hình thành.

Vị trí đặt Cây Thủy Tùng đẹp và hợp phong thủy

Thủy tùng ưa bóng có thể trồng ở trong phòng và nơi râm mát ngoài trời. Khi trồng chú ý quan sát và điều chỉnh vị trí cây đảm bảo đủ lượng ánh sáng quang hợp

Thủy tùng để bàn trồng trong các chậu nhỏ, làm cây cảnh văn phòng để trên bàn làm việc vô cùng hợp lý. Vị trí này thu hút nguồn năng lượng dương lan tỏa xung quanh, mang nguồn năng lượng tốt cho người sở hữu.

Ngoài ra, các khu vực khác như bàn tiếp khách, ở quầy lễ tân hay góc phòng làm việc.

Bạn nên chọn chậu cây có kích thước lớn bày ở góc phía Đông hoặc Đông Nam của phòng làm việc.

Vị trí đặt Cây Thủy Tùng đẹp và hợp phong thủy
Vị trí đặt Cây Thủy Tùng đẹp và hợp phong thủy

Cây Thủy Tùng – Lợi ích và Ý nghĩa phong thủy

Lợi ích khi trồng cây Thủy Tùng

Với hình dáng đẹp, thủy tùng được đặt tại các vị trí như phòng khách, phòng làm việc, sảnh chờ,… để làm cảnh. Thủy tùng bonsai được khá nhiều người chơi cây ưa thích

Giống như một số cây cảnh khác, thủy tùng là loại cây có khả năng thanh lọc không khí. Cây hấp thụ khí độc trong không khí, bức xạ điện từ và khói bụi; nhả Oxy và hút CO2 nên không khí trong phòng sẽ mát mẻ và trong lành hơn rất nhiều.

Ý nghĩa phong thủy

Cây thuộc họ tùng nên thủy tùng có ý nghĩa chung của loại cây họ này. Cây thanh cao và có sức sống mạnh mẽ. Cây tượng trưng cho thanh khiết, ngay thẳng và không nhún nhường nên rất hợp với gia chủ là nam.

Cây thuộc bộ tứ quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai nên không thể không nói đây là một loại cây sang quý. Bởi vậy cây mang trong mình quý khí và đem tới sự sang trọng và khí chất thanh cao cho người trồng.

Thủy tùng ở trong tự nhiên là cây sống trung gian giữa đất liền và sông nước; vậy nên mang ý nghĩa của sự hài hòa. Vì vậy cây có ý nghĩa rất tốt trong ngũ hành phong thủy.

Thủy tùng chính là hiện thân cho bài học về sự bền bỉ, kiên trì trước khó khăn thử thách của cuộc sống. Thủy tùng để bàn với thân cây mảnh mai, lá cây tươi tốt giàu sức sống; thân cây không hề yếu ớt mà rất dẻo dai và bền bỉ. Từ đó, cây vẻ đẹp từ sự khiêm nhường bên ngoài nhưng lại mạnh mẽ và kiên cường ở sâu bên trong.

Ý nghĩa phong thủy
Ý nghĩa phong thủy

Có thể bạn quan tâm:

CÂY THỦY TÙNG HỢP MỆNH GÌ?

Thủy tùng hợp nhất với mệnh Mộc. Ngoài ra, cây cũng hợp với người mệnh Thủy và mệnh Hỏa. Vì cây kim thủy tùng có màu đặc trưng là vàng xanh nên cũng đặc biệt thích hợp với người thuộc mệnh Thổ và mệnh Kim.

CÂY THỦY TÙNG HỢP TUỔI GÌ?

Thủy tùng thích hợp với những người tuổi Thân, đặc biệt là nam giới.

Cách trồng và chăm sóc Cây Thủy Tùng

1. Nhiệt độ

Cây sinh trưởng tốt trong môi trường nhiệt độ từ 18-25 độ C. Nếu để cây ở trong phòng có điều hòa, nên mang cây ra ngoài nắng vào buổi sáng sớm vài tiếng. Bên cạnh đó, vị trí gần lỗ thông gió hay lỗ xả khí của điều hòa không được đặt cây.

2. Ánh sáng

Thủy tùng là cây ưa bóng trồng được ở cả trong phòng và nơi râm mát ngoài trời. Khi trồng chú ý quan sát, điều chỉnh vị trí cây đảm bảo đủ ánh sáng quang hợp mà không héo do cháy nắng.

Với ánh sáng đèn điện, cây có thể quang hợp và phát triển nên thủy tùng đặt được tại nhiều nơi trong nhà. Nếu phòng quá tối, cần mang cây ra ngoài sáng một vài lần mỗi tuần giúp cây có đủ ánh sáng quang hợp.

3. Đất trồng

Đất trồng phải luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng và tơi xốp. Có thể sử dụng các loại đất thịt, hay đất vườn trộn lẫn phân ủ mục, phân NPK. Hàng năm bón phân định kỳ cho cây một lần giúp đất không bị bạc màu.

4. Tưới nước

Nhu cầu nước của cây ở mức khá cao. Nên tưới hàng ngày với lượng vừa phải giúp cây phát triển tốt mà không thiếu nước hay ngập úng.

Ngày hè nhiệt độ cao, cây bốc hơi nhiều hơn; vì thế nhu cầu nước cũng tăng theo. Tưới phun sương hàng ngày đảm bảo độ ẩm đất, làm mát cho cây. Ngược lại, ở trong phòng lạnh hoặc mùa đông, mức tiêu thụ nước của thủy tùng cũng giảm bớt.

5. Sâu bệnh

Thủy tùng có một số những bệnh như vàng lá, khô lá, hay rụng lá. Bạn có thể cắt bỏ những phần nhiễm bệnh để tránh các bộ phận này lây bệnh cho toàn bộ cây. Trong trường hợp bị nặng và quá nhiều cành bị bệnh thì bạn nên mua thuốc đặc trị ở cửa hàng dược phẩm có chuyên môn.

Cây được trồng nhiều trong nhà nên ít bị nhiễm sâu, rầy so với các loại cây cảnh khác. Vì vậy, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu nếu thực sự không cần thiết bởi gây hại cho đất trồng và cho con người.

Trên thị trường có nhiều nơi bán Thủy Tùng và mỗi nơi có giá thành khác nhau. Giá dao động từ 200 – 500 nghìn đồng/ cây. Dù giá hơi mắc so với nhiều loại cây cảnh khác, nhưng với Đặc điểm cây thuỷ tùng, vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy, thủy tùng cảnh vẫn xứng đáng với mức giá ấy.

Tổng hợp: dieuquanhta.net

Đọc nhiều nhất