Từ xa xưa, cà độc dược đã được sử dụng như một trong những bài thuốc dân gian với đa dạng các tác dụng và có thể điều trị được các bệnh lý rất hiệu quả. Vậy loài cây này có đặc điểm nhận dạng như thế nào và được sử dụng trong trường hợp nào? Câu trả lời chi tiết sẽ được thể hiện ở nội dung của bài viết dưới đây.
Thông tin chung về cây cà độc dược
Loài cây này có rất nhiều tên gọi khác như cà diên, cà lục dược, mạn đà la, hìa kía phiếu,… Ở góc độ khoa học, cà độc dược được đặt tên là Datura Metel. Đây là một loài cây thuộc dạng thân thảo nhưng lại có phần gốc hoá gỗ và có tuổi thọ nhiều năm. Khi trưởng thành, một câu cà diên có thể cao tới 1 – 1.5m.
Các cành non của cà độc dược có chi chít các lông nhỏ và mịn với màu xanh tím hoặc xanh lục. Lá cây cà ở hai mặt được phủ một lớp lông mịn và màu xanh lục, mọc so le ở thân cây với các phiến lá lệch có mép hình răng cưa to, gợn sóng. Hoa cà diên là loại có kích thước khá to và dạng hình hoa loa kèn, mọc đơn lẻ ở kẽ lá.
Quả của cây cà này có nhiều gai nhọn xung quanh và khi chín sẽ nứt thành nhiều khía dọc theo đường rạch đã có sẵn trên quả. Phía trong quả cà độc có chứa nhiều hạt nhỏ, có hình dẹt và màu nâu đen.
Cà độc dược là loại cây bụi và mọc hoang ở nhiều vùng đất cằn cỗi, ven đường hoặc bên bờ ruộng thuộc một số các tỉnh thành như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ,… Không chỉ có thế, nhiều gia đình còn trồng loại cây này như một dạng cây cảnh và trữ làm thuốc chữa bệnh.
Thành phần và tác dụng dược lý của cà độc dược
Cà diên có chứa hoạt chất Alcaloid chủ yếu trong thành phần, chứa trong cả lá, rễ và hoa, quả. Ngoài thành phần này, trong cà lục dược còn có chứa thêm một số các hoạt chất khác có thể kể đến như:
- Atropin
- Vitamin C
- Scopolamine
- Hyoscyamine
- Norhyoscyamin
Trong lĩnh vực dược lý hiện đại, cây cà lục dược được nghiên cứu công dụng dựa vào tác dụng của các hoạt chất Hyoscyamine và Atropin có trong thành phần.
Các bài thuốc dân gian từ cây cà độc dược
Cà lục dược từ xa xưa đã được ứng dụng rộng rãi như một vị thuốc tuyệt vời giúp phòng tránh và điều trị được nhiều bệnh lý. Cho tới nay, các bài thuốc dân gian vẫn được lưu truyền lại nhằm ứng dụng trong nhiều trường hợp người bệnh không muốn hoặc không thể sử dụng thuốc Tây. Bạn có thể tham khảo và lưu lại một số bài thuốc để đề phòng và cải thiện các bệnh lý.
Điều trị bệnh hen
Nguyên liệu được sử dụng trong bài thuốc này là lá và hoa của cây cà diên. Bạn bào chế thuốc bằng cách đem phần lá và hoa rửa sạch nhiều lần rồi mang phơi khô. Trước khi sử dụng, hãy thái nhỏ phần nguyên liệu này và thêm vào đó một chút Kali Nitrat, trộn đều.
Hỗn hợp này được cho vào giấy và cuộn thành điếu thuốc lá rồi đốt để hút nhằm điều trị cơn hen. Với phương thuốc này, bạn sử dụng với liều lượng từ 1 – 1.5gr và chỉ sử dụng 1 lần/ngày.
Chữa đau nhức xương khớp và toàn thân
Bạn có thể dùng hầu hết bộ phận của cà độc dược để ứng dụng làm nguyên liệu cho bài thuốc này. Các nguyên liệu đã chuẩn bị sẽ được ngâm với một lượng rượu vừa đủ sau khi đã rửa sạch. Hãy sử dụng hỗn hợp rượu này và thoa lên phần xương khớp đau nhức sau 10 ngày ngâm vì khi đó các hoạt chất của các thành phần đã ngấm vào rượu.
Chữa đau nhức thần kinh tọa
Để chữa đau nhức thần kinh tọa, bạn chỉ cần sử dụng nguyên liệu là một nắm lá cây cà diên là được. Sau khi rửa sạch, bạn hơ lá cà qua lửa để khử trùng và làm nóng rồi đắp lên bộ phận bị đau và thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần trước khi ngủ vào buổi tối. Sau một thời gian ngắn, hiệu quả chữa đau sẽ được cải thiện rõ rệt.
Trị mụn nhọt bằng cà lục dược
Nguyên liệu được sử dụng trong bài thuốc này cũng là cá cây cà độc dược nhưng bào chế theo phương thức ngâm rượu. Loại rượu được sử dụng ở đây là rượu trắng 45 độ. Bạn chỉ cần mang rửa sạch phần lá đã chuẩn bị rồi ngâm cùng rượu đã chuẩn bị rồi sau đó lấy một ít lượng rượu đã ngâm để thoa lên vị trí bị mọc mụn, nhọt, sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày thực hiện.
Bài thuốc điều trị nôn mửa
Trong bài thuốc chữa nôn mửa này, nguyên liệu được ứng dụng cũng là lá cà diên ngâm cùng với rượu trắng 45 độ. Tuy nhiên, bạn cần phải ngâm rượu trong khoảng 5 – 7 ngày cho các hoạt chất của lá cà ngấm rượu rồi sau đó điều trị bằng cách uống 10 – 15 giọt trong 1 lần.
Trường hợp không nên sử dụng cà độc dược
Cà lục dược tuy được đánh giá là một trong những bài thuốc mang lại cho người dùng các tác dụng điều trị bệnh lý hiệu quả tuyệt vời những người bệnh vẫn có thể gặp một số các tác dụng phụ không mong muốn nếu không sử dụng đúng cách. Bạn cần lưu ý tránh sử dụng các bài thuốc bào chế từ cà độc dược cho một số các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Sử dụng cà độc không an toàn cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai đã được chứng minh qua các nghiên cứu. Chất độc có trong cà có thể gây tác động tiêu cực tới mẹ và thai nhi, đồng thời còn làm giảm hoặc mất sữa ở mẹ.
- Bệnh nhân bị suy tim: Cà lục dược có các thành phần có thể gây kích thích và làm tăng nhịp tim. Do đó, để tránh bệnh tồi tệ hơn, bạn không nên sử dụng bài thuốc từ cà diên.
- Những người bị mắc bệnh táo bón, khó đi tiểu, bị viêm đại tràng hoặc tăng nhãn áp trong góc hẹp.
- Người bị mắc hội chứng Down, huyết áp cao hoặc bị rối loạn tâm thần.
- Người bị bệnh sốt rét, trào ngược thực quản và loét dạ dày, nhiễm trùng đường tiêu hoá.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng cà độc dược
Cà lục dược sẽ trở thành bài thuốc dân gian mang lại tác dụng tuyệt vời nếu biết sử dụng đúng cách. Có một số các lưu ý bạn cần ghi nhớ để tránh gặp những sai lầm không mong muốn:
- Các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong cà lục dược tốt nhất không được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
- Nếu thấy cơ thể có bất cứ biểu hiện khác thường nào trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần ngưng sử dụng và thăm khám, kiểm tra kịp thời.
- Tuy là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nhưng cà độc dược được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A nên khi chưa được sự đồng ý của thầy thuốc, người bệnh không được mua về sử dụng theo ý mình.
- Khi bị ngộ độc cà lục dược phải ngưng dùng thuốc và nhanh chóng đào thải chất độc bằng cách sử dụng nước chè đặc, đồng thời cho người bệnh nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh nhằm giữ ấm cơ thể.
- Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể hồi sức bằng cách sử dụng 200gr ngân hoa, 400gr vỏ đậu xanh, 10gr cam thảo, 100gr liên kiều sắc với 3 bát thuốc và uống từng ngụm nhỏ.
Có thể bạn quan tâm:
- Dầu mè – Loại dầu thực vật với các công dụng hiệu quả
- Cá mặt quỷ: Đặc điểm sinh học và những món ăn đặc sắc
Như vậy, bạn đã nắm được những thông tin tổng quan về cây cà độc dược cùng các bài thuốc quý giá có thể bào chế từ các bộ phận của loài cây này. Bạn hãy lưu ý các trường hợp không được sử dụng và cách chữa trị ngộ độc cây cà lục dược để tránh phải gánh những hậu quả không mong muốn nhé.