Trang chủ Động vật hoang dã Con cóc: Đặc điểm sống và sinh sản, cách chế biến thịt...

Con cóc: Đặc điểm sống và sinh sản, cách chế biến thịt cóc

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết về loài cóc, chúng thường sống ở bờ ao hoặc đồng cỏ. Cóc là loài vật gắn liền với dân gian, tuy vẻ về ngoài sần sùi xấu xí nhưng mang lại nhiều may mắn. Hãy cùng khám phá thông tin thú vị về con cóc ở bài viết dưới đây.

Con cóc là gì?

Con cóc là động vật thuộc loài ếch nhái thường sống ở trên cạn trong hang hốc hay những chỗ tối. Chúng không có đuôi, lớp da bên ngoài sần sùi, tiếng kêu to vào ban đêm hoặc vào những ngày mưa. Thức ăn của cóc là ruồi, muỗi, côn trùng và các sinh vật nhỏ khác.

Con cóc là loài vật có nhiều loại khác nhau được chia thành các họ như họ cóc tía, cóc nước, cóc đào hang, cóc lưỡi tròn. Chúng ta thường thấy cóc nhiều nhất vào mùa mưa, chúng kêu rất to đặc biệt là về đêm. Nhiều người vẫn thường thấy cóc vào nhà và xem có là điều may mắn, chính vì vậy rất ít khi đánh cóc khi chúng vào nhà.

Con cóc thuộc loài ếch nhái với lớp da sần sùi và tiếng kêu to
Con cóc thuộc loài ếch nhái với lớp da sần sùi và tiếng kêu to

Đặc điểm và đặc tính sinh sống của loài cóc

Nhiều người thường xuyên nhìn thấy con cóc, tuy nhiên chưa hiểu rõ được các đặc điểm cũng như đặc tính của chúng. Dưới đây là thông tin thú vị về loài cóc ít ai biết.

Đặc điểm của con cóc

Con cóc có lớp da sần sùi, phần da có chứa rất nhiều tuyến nhựa mụ, ở bên phía mang tai có 2 tuyến lớn gọi là tuyến mang tai. Màu của cóc thường là hơi vàng, xám nhạt hoặc nâu đậm tùy vào từng loài khác nhau và kích thước cũng vậy. Không những thế còn tùy vào môi trường sống nên cóc cũng sẽ thay đổi màu da sao cho phù hợp để sinh tồn tốt hơn.

Da của cóc cứng và thô ráp, 2 chân trước và 2 chân sau đều có tuyến nhựa, phần bụng cóc hơi trắng và phồng lên. Đối với những con cóc đực dài khoảng 6cm, màu đậm hơn con cái nhưng con cái lại có chiều dài lớn hơn. Dù thuộc loài ếch nhưng cóc nhảy và bơi chậm hơn rất nhiều. Do đó mỗi lần xuống nước con cóc thường phình bụng lên để nổi trên nước và có thể di chuyển dễ dàng hơn, loài vật này có thể sống đến 15 hoặc 16 năm.

Con cóc thường sống ở khu vực ngoài vườn, cánh đồng hoặc ven sông, nơi khô ráo vào kín gió. Ban ngày chúng thường ở trong hang cho đến khi chiều tối và đêm mới ra ngoài để kiếm ăn. Đến thời điểm sinh sản, từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau là thời gian chúng đẻ trứng, chúng đẻ nhiều lứa trong năm. Mỗi con cóc cái có thể đẻ lên đến 7000 trứng, trứng có màu đen khoảng 1,5mm và được bảo vệ bằng lớp màng nhầy.

Cóc thường sống ở cánh đồng, ven sông hoặc trong hang
Cóc thường sống ở cánh đồng, ven sông hoặc trong hang

Đặc tính của con cóc

Thức ăn yêu thích của những con cóc là côn trùng gây hại nên chúng có thể diệt trừ sâu bọ vào mùa màng cho con người. Những bộ phận lưng và mang tai của cóc đều có độc nên cần rửa sạch sau khi chạm phải chúng, có những loài vật có nọc độc mạnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuyệt đối không được dùng trứng cóc để ăn bởi vì sẽ gây tử vong nên cần hết sức chú ý vấn đề này. 

Mỗi con cóc đều bảo vệ mình bằng cách tiết ra nọc độc khi thấy mình bị tấn công. Ngoài ra chúng còn giả chết hoặc phồng to bụng hơn để chống lại những loài vật muốn ăn thịt chúng. Mỗi khi săn mồi, cóc sẽ nuốt thẳng vào bụng chứ không nhai vì không có răng, bụng cóc có thể tiêu hóa bất cứ thứ gì khi ăn vào một cách dễ dàng.

Vào mùa sinh sản, những con cóc đực sẽ dùng tiếng kêu của mình để gọi những con cái đến gần chúng để giao phối. Mỗi mùa cóc đực giao phối với nhiều con cóc cái khác nhau nên chúng thường đi khắp nơi để tìm bạn tình. Vào mùa đông cóc sẽ ngủ trong hang cả mùa, rất ít khi ra ngoài, cho đến khi thời tiết ấm dần lên mới bắt đầu ra ngoài kiếm thức ăn vì loài vật này rất sợ lạnh.

Con cóc thường ăn ruồi, muỗi và những loài côn trùng nhỏ
Con cóc thường ăn ruồi, muỗi và những loài côn trùng nhỏ

Sơ chế thịt cóc như thế nào để tránh độc?

Thịt con cóc có dinh dưỡng nhưng cần sơ chế đúng cách để đảm bảo an toàn. Trong quá trình làm thịt cóc nên làm dưới vòi nước xả mạnh để rửa liên tục, chặt phần đầu trước, bỏ 4 bàn chân, rạch 2 đường thẳng trên lưng để lột da nhanh gọn. Sau đó lấy hết nội tạng bên trong nhưng cần hết sức cẩn thận tránh để trứng và gan vỡ ra ngấm vào thịt. Liên tục rửa kỹ với nước sạch 5 đến 6 lần và ngâm thịt cóc trong nước muối từ 10 đến 15 phút.

Trong khi ngâm thịt con cóc xong, bạn để ra rổ cho ráo nước và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như làm ruốc, chả lá lốt hoặc nấu cháo để chữa một số bệnh như hen suyễn hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra còn có thể chế biến thành nhiều bài thuốc quý để chữa bệnh.

Nhiều người vẫn có thể dùng thịt của con cóc để làm thành bài thuốc chữa suy dinh dưỡng bằng cách như sau: dùng bột cóc, bột chuối, lòng đỏ trứng hấp chính lên sau đó sấy khô thành bột. Tiếp theo trộn hết các phần đó lại và vo tròn thành viên khoảng 4gr, mỗi lần cho trẻ uống 4 viên chia thành 2 lần, duy trì trong vòng 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt hơn.

Cách làm món ruốc cóc an toàn

Để làm món ruốc cóc bạn cần sử dụng khoảng 10 con cóc to, chú ý không nên mua loại cóc tía cóc mắt đỏ. Gia vị đi kèm gồm có muối, nước mắt và giấm. Sau khi đã làm đầy đủ các bước lấy thịt cách an toàn theo hướng dẫn ở trên, sau đó tách thịt ra khỏi xương. Để dễ dàng lấy thịt cóc, bạn cần có một chậu nước sôi và cho phần cóc đó vào để khoảng 10 phút.

Sau khi thấy thịt của con cóc có lại có thể lấy thịt ra khỏi xương dễ hơn, sau đó lấy muối trắng bóp với phần thịt đó và ít giấm để đảm bảo an toàn rồi rửa lại với nước. Để thịt cóc ngấm gia vị hãy cho vào nồi và bỏ thêm nước mắm, đun sôi để khi cạn nước, sau đó vớt thịt ra để ráo mới cho vào cối để giã nát thịt cóc. Sau khi thịt cóc đã nát, cho vào chảo đảo đều tay dưới lửa to, đến khi nào thịt cóc khô lại mới tắt bếp và để nguội. 

Bước tiếp theo cho thịt vào máy xay nhỏ ra, sau đó lại cho thịt lên chảo và rang nhỏ lửa đến khi thịt khô hẳn. Cuối cùng là cho phần thịt con cóc này vào rây để lấy phần bột mịn và cho vào lọ để dùng dần. Những phần thịt to còn lại có thể nấu canh hoặc nấu cháo vô cùng bổ dưỡng.

Cần chế biến thịt cóc đúng cách để tránh nọc độc của chúng
Cần chế biến thịt cóc đúng cách để tránh nọc độc của chúng

Có thể bạn quan tâm:

Dinh dưỡng và độc tố có trong những con cóc

Hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt con cóc rất cao, chứa tới 53,37% protit, 12,66% lipit và ít gluxit. Ngoài ra phần thịt còn chứa nhiều axit amin cần thiết cùng nhiều chất vi lượng như kẽm và mangan thường được dùng để chế biến bồi dưỡng cho trẻ thấp còi hoặc người lớn mới ốm dậy. Cóc có thể chế biến thành bột, ruốc, thịt tươi để làm nhiều món cháo bổ sung dinh dưỡng.

Trong đông y, mỗi con cóc đều có thể lấy nhựa để làm các bài thuốc chống sưng, điều trị sưng tấy, nhọt độc dưới dạng cao. Tuy nhiên trong quá trình lấy nhựa cần chú ý đến vấn đề độc tố. Độc tố nằm nhiều ở vùng tuyến sau tai, nhựa cóc, tuyến trên mắt, gan và buồng trứng. Trong độc tố đó nhiều chất như Bufagin, Bufotalin, Bufotenin, Bufothionine sẽ gây tác động đến tim mạch, hạ huyết áp và nhiều ảnh hưởng khác gây nguy hiểm.

Trên đây là những chia sẻ về đặc điểm của con cóc và cách chế biến thịt cóc an toàn. Bạn hãy luôn cẩn thận khi tiếp xúc với chúng cẩn thận trong quá trình dùng thịt cóc để làm thành những món ăn bổ dưỡng nhé.  

Đọc nhiều nhất