Trang chủ Bí ẩn Cây trúc đào - Loài cây mang mãnh liệt cực đẹp mắt

Cây trúc đào – Loài cây mang mãnh liệt cực đẹp mắt

Nếu thường vui chơi, đi dạo hóng mát ở các công viên chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh những chùm hoa màu hồng đẹp mắt dọc hai bên đường đi quanh công viên. Đó chính là cây trúc đào, loài cây có sức hút mãnh liệt với mọi người bởi vẻ ngoài, mùi hương cuốn hút cùng các công dụng dụng đối với sức khỏe mọi người ít ai biết tới.

Tìm hiểu cây trúc đào là gì?

Trúc đào là loại cây thuộc họ Apocynaceae, với tên khoa học là Nerium oleander. Trúc đào là thực vật hoa kiểng với tên Latinh là Nerium, còn được gọi với một số tên khác như giáp trúc đào, đào lê. Trên Trái đất, các vùng cận nhiệt đới thường phát triển dòng trúc đào Nerium.

Theo các nhà khoa học, cái tên cây trúc đào hay Nerium oleander được tạo nên bởi hai bộ phận là andros (mang nghĩa một người đàn ông) và olea (một từ trong tiếng Latinh, giống olive). Oleo mang nghĩa odor – mùi hương và chúng quả thực khi nở tỏa ra mùi hương hăng, không lành mạnh. Còn từ Nerium tạm dịch là thô vì cây được trồng ở vùng độ ẩm thấp.

Loài cây này phân bố trên khắp các vùng đất trên toàn thế giới. Ở Nga, trúc đào được trồng trong nhà như một loài cây trang trí, ở bờ biển Crimea, lãnh thổ Krasnodar, chúng mọc lên như cây bụi. 

Và Việt Nam không phải là ngoại lệ, dọc các con đường chúng ta đi học, đi làm, tại các công viên, các vườn hoa, cây cảnh không khó để bắt gặp hình ảnh cây giáp trúc đào. Tuy nhiên, loài cây này cũng chứa nhiều độc tố mà mọi người phải đề phòng.

Trúc đào là loài cây xuất hiện và phân bố rộng rãi tại Việt Nam
Trúc đào là loài cây xuất hiện và phân bố rộng rãi tại Việt Nam

Nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm của cây trúc đào

Trúc đào phân bố rộng khắp thế giới nhưng ít ai biết rằng đây là giống cây bản địa của Bồ Đào Nha, vùng Maroc, Địa Trung Hải và phía Nam châu Á. Cây giáp trúc đào còn được biết đến với tên cây Độc, trúc đào độc, cây Giáp trúc đào, đào lê.

Cây trúc đào là cây thân gỗ nhỏ, thường mọc thành bụi thẳng đứng cao tầm 3 – 5m. Khi cây đang nhỏ, phần thân thường hơi dẹp, có màu xanh ngà, nhiều lông mỏng nhỏ mọc xung quanh. Khi già phần lông sẽ rụng, có màu nâu và hơi sần sùi vì những sẹo phần cuống lá.

Phần lá trúc đào thon hẹp, phần mũi hơi hẹp dài tầm 7 – 10cm và rộng khoảng 1 – 4cm. Lá có hai màu khác nhau giữa hai mặt, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu trắng xanh nhạt. Mép lá hơi cong nhẹ hướng xuống dưới đất. Cuống lá hình lòng máng, dài từ 7 – 9mm. Gân là nổi rõ phần mặt dưới, các gân phụ phân bố song song, dọc đường gân chính.

Hoa phân bố ở phần đầu ngọn, cánh hoa gồm 5 cánh màu hồng sọc trắng đều nhau chụm quanh nhụy cây và nở dần ở phần đầu. Hoa của cây trúc đào có thể màu hồng hoặc màu trắng phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu chúng sinh sống. Hoa khi nở có hương thơm thoang thoảng, nhưng nhiều quá sẽ rất dễ gây đau đầu, quả dạng nang dài.

Trúc đào có thể chịu hạn cực tốt và chịu lạnh hoàn hảo đến 10 độ C. Tuy nhiên, cây giáp trúc đào vẫn xuất hiện ở một số nhà kính hoặc nhà vườn có mái che và chúng vẫn phát triển rất tốt, chứng tỏ khả năng chịu đựng thời tiết tuyệt vời của loài này.

Cây giáp trúc đào có các đặc điểm rất dễ nhận dạng
Cây giáp trúc đào có các đặc điểm rất dễ nhận dạng

Thành phần hóa học của cây trúc đào

Khi giải phẫu nghiên cứu thành phần cây giáp trúc đào, đặc biệt là phần lá cây, các nhà khoa học đã tìm thấy 4 nhóm Glycosid trong thành phần của cây. Những thành phần này bao gồm Nerin, Oleandrin, Adynerin, Neriantin.

  • Nerin: Hay tên khác là Neriosid, là hỗn hợp các Glycosid màu vàng hòa tan tốt trong rượu, nước khoáng nhưng lại tan rất kém hoặc không hòa tan trong các dung môi Ether, Benzen, Chloroform, dung dịch lỏng,… Chất Nerin khi hòa tan tạo bọt và có vị đắng, phân giải ở nhiệt độ 160 – 170 độ C tạo phân cách lớp dung dịch đỏ và lớp Acid Acetic vàng. 
  • Oleandrin: Hay tên khác là Neriolin, Folinerin, Oleandrosid có công thức phân tử là C32H48O9, là một Glycosid không màu vị đắng.
  • Adynerin: Là một loại Glycosid khó tan hoặc không tan trong cồn Methylic, Benzen và nước. Có công thức nối kép C9 và C8, có công dụng trợ tim.
  • Neriantin: Vỏ cây chứa Glycosid, hạt chứa 26 loại Glycosid.

Những công dụng hữu ích của cây trúc đào

Cây giáp trúc đào không chỉ mang màu hồng đậm thu hút ánh nhìn với hương thơm thoang thoảng, chúng còn có nhiều công dụng đối với con người, cụ thể như sau:

Giúp làm bóng mát và trang trí

Cây đào lê có khả năng chịu đựng khí hậu tốt, dễ trồng, hoa đẹp nên thường được làm cây cảnh đặt trong nhà hoặc trang trí trên dọc đường đến vỉa hè, các con phố, làng xá hoặc các công viên. Với hương thơm dịu nhẹ, cây giúp nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Ngoài ra, việc trồng nhiều cây trúc đào xanh còn có khả năng điều hòa không khí, che mát hiệu quả.

Chữa phát ban

Trong y học Ấn Độ, lá trúc đào có công dụng chữa phát ban hiệu quả. Lấy lá trúc đào sắc lấy nước rửa ngày một lần trị ghẻ lở, sắc lá uống trị nhiễm khuẩn, Eczema hoặc cả ung thư.

Các công dụng tuyệt vời cây trúc đào mang lại
Các công dụng tuyệt vời cây trúc đào mang lại

Làm thuốc trừ sâu, bả diệt chuột từ trúc đào

Vì độc tố của cây trúc đào rất cao, nên chúng thường được áp dụng để bào chế thuốc trừ sâu. Lấy cao phần lá, rễ, hoa và cành để diệt sâu bọ hoặc làm bả diệt chuột. Ngoài ra, trong y khoa, người ta còn dùng lá sắc nước để diệt giòi trong các vết thương hở. 

Hiệu quả dược lý và lưu ý khi sử dụng cây trúc đào

Trong thành phần hóa học của cây giáp trúc đào có chứa Glycosid đã được minh chứng có tác dụng trợ tim. Hoạt chất Oleandrin có nhiều trong lá trúc đào được dùng bằng cách uống sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, làm lợi niệu và kích thích tim. Ngoài ra, theo nghiên cứu lâm sàng, chất Cornerin hiệu quả trong điều trị những rối loạn về tim cũng như cải thiện chức năng cơ tim.

Cây trúc đào hiệu quả trong cả việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ở người. Các cao trong bộ phận của cây có khả năng kháng vi khuẩn, chống ung thư với nồng độ thấp. Lá trúc đào còn là nguyên liệu trong quá trình điều chế Oleandrin và là thánh phần của các loại thuốc điều trị hở van tim, suy tim, nhịp tim nhanh,…

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, trong toàn bộ bộ phận của cây đều có chứa kịch độc mạnh vậy nên chúng ta không nên tự ý dùng cây như vị thuốc để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Hãy làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia, hoặc có thể mua thuốc đã điều chế sẵn và có thành phần của cây.

Những hiệu quả dược lý của cây giáp trúc đào
Những hiệu quả dược lý của cây giáp trúc đào

Có thể bạn quan tâm:

Cách trồng cây trúc đào tại nhà

trúc đào là loại cây bụi và có khả năng sinh sống rất tốt trong những điều kiện môi trường khác nhau. Vậy nên ngay từ lần đầu bắt tay chăm sóc, bạn có thể yên tâm khi có thể trồng và chăm sóc tốt cho cây nhé.

Để trồng cây trúc đào, bạn có thể tự chuẩn bị phần đất hoặc mua đất bán sẵn, yêu cầu đất phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Sau đó, chuẩn bị một cái chậu hoa có hệ thống thoát nước và bỏ phần đất đã chuẩn bị vào. Thông thường người ta sẽ dùng cây con để trồng.

Cây đào lê nếu thường xuyên sống trong môi trường ánh sáng đầy đủ sẽ nhanh phát triển và cho nhiều hoa với màu sắc đẹp mắt. Lưu ý khi trồng không cần tưới nhiều nước trừ khi trời quá nắng nóng.

Trên đây là những thông tin về cây trúc đào, đặc điểm của cây, lợi ích và những lưu ý khi sử dụng trúc đào. Hy vọng với những thông tin trên sẽ đem lại hiệu quả trong quá trình trồng cây của bạn.

Đọc nhiều nhất