Trang chủ Động vật hoang dã Các loài rắn hổ mang ở Việt Nam - Loài nào độc...

Các loài rắn hổ mang ở Việt Nam – Loài nào độc nhất?

Các loài rắn hổ mang ở Việt Nam gồm những loài nào? Ở Việt Nam có rất nhiều loài rắn hổ mang khác nhau nhưng trong số đó không có loài rắn hổ mang chúa. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để biết về các loài rắn hổ mang sống ở Việt Nam và tại sao rắn hổ mang chúa lại không nằm trong số đó.

1. Rắn hổ mang đất (Tên khoa học: Naja kaouthia)

Rắn hổ mang đất hay còn gọi là rắn bành đen, rắn hổ mun, rắn hổ sáp, rắn phì đen, rắn hổ mang mắt đơn, rắn ba khoang… Khi bành mang ra, ở phía sau cổ của loài rắn này có màu đen đặc trưng và một vòng tròn trắng.

Phạm vi sống của loài rắn này là trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, cả đồng bằng, trung du và miền núi. Rắn hổ mang đất con mới nở ra chỉ dài 200 – 350mm và đã có khả năng bành cổ hung dữ. Con trưởng thành dài từ 1,3 đến 2m, có thể sống thọ tới 30 năm.

Nọc độc của rắn hổ mang đất rất nguy hiểm, chứa độc tố gây hại trực tiếp tới hệ thần kinh.

1. Rắn hổ mang đất (Tên khoa học: Naja kaouthia)
1. khoa học: Naja kaouthia)

2. Rắn hổ mang bành (Tên khoa học là Naja atra)

Hổ mang bành hay còn gọi là bành hoa, bành trắng, phì trắng, hổ mang Trung Quốc, hổ mang Đài Loan, hổ mang hoa,… Loài rắn này có màu đen hoặc nâu, có một vòng tròn trắng ở giữa nhưng có thêm 2 vạch tràn sang hai bên mang như 2 gọng kính.

Hổ mang bành dài trung bình khoảng 1m trở lên, phân bố rộng rãi ở đồng bằng, trung du, miền núi.

Loài rắn này cũng có khả năng phun nọc. Nọc độc của nó cực nguy hiểm, có chứa độc tố tác động lên hệ thần kinh của con người.

3. Rắn hổ mèo (Tên khoa học là Naja siamensis)

Hổ mèo còn được gọi là rắn hổ mang phun nọc, rắn hổ chuối, rắn hổ mang Xiêm, rắn hổ mang phun nọc Đông Dương… Loài rắn độc tại Việt Nam này có màu nâu xám hoặc vàng xanh nhạt. Một đặc điểm khác biệt của chúng là bành mang về phía trước thay vì sang hai bên như các loài rắn hổ mang khác.

Các loài rắn hổ mang ở Việt Nam
Các loài rắn hổ mang ở Việt Nam

Rắn hổ mèo thường sinh sống ở phía Nam Việt Nam. Khi gặp kẻ thù hoặc khi cảm thấy bị đe dọa, loài rắn này vô cùng hung dữ và thường phát ra tiếng kêu đe dọa. Loài rắn này cũng có khả năng phun nọc rất xa và chính xác. Chất độc trong nọc độc của chúng tác động lên toàn bộ cơ thể.

4. Rắn hổ mang chúa (Tên khoa học là Ophiophagus hannah)

Rắn hổ mang chúa cũng có tên gọi là hổ mang và có khả năng bành mang nhưng chúng thuộc chi Ophiophagus chứ không phải thuộc chi hổ mang thực sự (danh pháp khoa học: Naja).

Rắn hổ mang chúa hay rắn hổ mây, là loài rắn cực kỳ nguy hiểm, được xem là vua của các loài rắn. Rắn hổ mang chúa có chiều dài trung bình từ 3,18 – 4 mét và có thể dài gần 6m, đây là loài rắn độc có thân dài nhất thế giới.

Dấu hiệu nhận biết rắn hổ mang chúa chính là vạch chữ V ở phía sau cổ. Rắn hổ mang chúa sinh sống ở khắp Việt Nam.

Nọc của rắn hổ mang chúa cực độc, có thể giết chết người trưởng thành chỉ sau 30 phút.

Đặc điểm sinh học và tập tính

Rắn là tên gọi chung của nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân thân hình tròn dài. Giống như các loại động vật có vảy khác, rắn là động vật có xương sống, không có mí mắt và tai ngoài.

Phần quai hàm có cấu tạo linh động giúp chúng có thể nuốt những con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu của mình.

Đặc điểm sinh học và tập tính
Đặc điểm sinh học và tập tính

Rắn săn mồi bằng 2 cách, dùng nọc độc làm tê liệt con mồi (ở rắn độc) và quấn xiết con mồi (ở rắn không có độc). Tuy nhiên đa số các loài rắn không có độc, chúng thường tránh xa con người và chỉ tấn công khi bị khiêu khích.

Do không có chân nên chúng di chuyển chủ yếu theo hình thức bò trườn. Các kiểu di chuyển cũng rất đa dạng như sóng ngang, uốn lượn nghiêng hoặc bơi,…Nọc độc ngoài chức năng săn mồi còn là vũ khí tự vệ của rắn.

Rắn có thể tìm thấy ở mọi châu lục (ngoại trừ Châu Nam Cực) và mọi địa hình, thậm chí trong lòng đại dương hay những nơi có độ cao tới 4900 mét. Trên đây là Các loài rắn hổ mang ở Việt Nam, hy vọng bạn thích bài viết này.

Đọc nhiều nhất