Thành phần cây cà độc dược có những gì? Cà độc dược còn được biết đến với tên gọi là Mạn đà la. Loại cây này có màu sắc khá sặc sỡ và thường được sử dụng để trị các triệu chứng ho, hen suyễn và có công dụng giảm mụn nhọt khá tốt. Vậy, bên cạnh những công dụng kể trên, cà độc dược còn những lợi ích tuyệt vời nào khác? Một vài thông tin được tổng hợp sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại cây này.
1. Những đặc điểm tự nhiên của cà độc dược
Cà độc dược là một loại cây cỏ nhỏ, mọc quanh năm và có chiều cao lên đến 1 – 2m. Thân cây tương đối nhẵn, nổi bật với hai tông màu xanh hoặc tím. Trên thân cây sẽ mọc ra nhiều cành non cùng rất nhiều lông tơ ngắn. Đồng thời, ở thân cây cũng có nhiều bì khổng. Những lá đơn thường mọc đối hoặc mọc vòng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bài thuốc từ cây cà độc dược có nhiều tác dụng chữa bệnh
- Trường hợp không nên sử dụng cà độc dược chữa bệnh
- Những lưu ý khi sử dụng cà độc dược có thể bạn chưa biết
Lá cây có hình trứng với phần đầu nhọn và đáy hẹp. Kích thước của 2 bên lá không đồng đều, cụ thể: Dài 9 – 10cm và rộng 4 – 9cm. Bề mặt bên trên của lá có màu xanh xám còn mặt dưới là màu xanh nhạt. Mép lá có hình lượn sóng hoặc chẻ với số lượng 3 – 4 răng cưa. Ở trên phiến lá có 1 gân chính và các gân phụ màu xanh, tím tùy vào từng loại cây khác nhau. Cuống lá dài khoảng 4 – 8cm. Mặt lá khi non sẽ có khá nhiều lông, đến khi lớn dần thì lông cũng rụng theo.
Các hoa đơn có chiều dài khoảng 1 – 2cm và thường mọc ở các kẽ lá. Khi hoa héo thì phần còn lại sẽ phát triển cùng quả có hình giống một cái mâm. Những bông hoa tím thường sẽ có các đốm tím ở bên trên bề mặt.
Quả cây cà độc dược có hình cầu, khi nhìn từ bên ngoài sẽ thấy có rất nhiều gai nhọn. Mỗi quả có kích thước khoảng tầm 3cm, Khi còn non quả sẽ có màu xanh và khi chín thì sẽ chuyển sang màu nâu. Quả cà chín thì phần vỏ sẽ nứt ngang và dọc chia làm 4 phần, nhiều hạt và vỏ khá nhăn nheo.
1.1. Phân loại cà độc dược
Loại cây này khi được trồng tại nước ta gồm có 3 loại chính là:
- Cây cà có hoa trắng, phần thân và cành có màu xanh
- Cây cà có hoa đốm tím, phần thân và cành có màu xanh
- Loại cuối cùng là cây được lai giữa hai giống cây kể trên
1.2. Phân bố cây
Cây cà độc dược có nguồn gốc chính là từ Peru và đất nước Mexico. Thời gian sau đó, loại cây này dần được du nhập về thị trường Việt Nam và được trồng tại nhiều tỉnh thành như: Tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bến Tre hay tỉnh Đồng Tháp,…
1.3. Các bộ phận có thể sử dụng
Đối với cây cà độc dược, không phải bộ phận nào trên cây cũng có thể sử dụng để làm thuốc. Cụ thể, chỉ có lá và hoa là hai yếu tố được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Quá trình thu hái lá cây (nhất là các loại lá bánh tẻ) thường sẽ được thực hiện vào thời điểm cây sắp hoặc đang trong quá trình ra hoa. Còn hoa của cây thường sẽ được thu hoạch vào mùa thu. Sau khi thu hoạch, cả hoa và lá đều sẽ được đem đi phơi hoặc sấy nhẹ. Sau khi sơ chế, thảo dược sẽ được bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh nước và ẩm ướt.
1.4. Thành phần cây cà độc dược
Thành phần cây cà độc dược có những gì? Trong loại quả này có chứa khá nhiều alcaloid, cụ thể gồm lá sẽ chứa từ 0,1% đến 0,5%, trong quả có khoảng 0,12% còn rẽ sẽ chứa từ 0,1% đến 0,2% và trong hoa có 0,25% đến 0,6%. Bên cạnh đó, trong cà độc dược còn có thêm một số thành phần khác nổi bật bao gồm norhyoscyamin, vitamin C, atropin, scopolamine và cả hyoscyamine.
2. Công dụng của cà độc dược đối với sức khỏe
Tương tự như nhiều loại thảo dược Đông y khác, cà độc dược cũng đóng một vai trò quan trọng trong những bài thuốc chữa bệnh được dân gian lưu truyền lại. Cụ thể, một số công dụng nổi bật mà loại thảo dược này mang lại có thể kể đến như:
- Hỗ trợ điều trị xương khớp.
- Điều trị các vấn đề về đau thần kinh tọa.
- Chữa trị các loại mụn nhọt gây nên tình trạng sưng đau ở trên da.
- Điều trị triệu chứng nôn mửa.
- Hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh viêm xoang.
2.1. Cách sử dụng thuốc
Loại quả này là một thuốc này là một loại thuốc Đông y nên thường được dùng dưới dạng sắc. Liều lượng dùng thuốc và tùy thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi cùng những vấn đề khác có liên quan.
2.2. Một số tác dụng phụ khác
Khi sử dụng loại thảo dược này, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:
- Bị khô miệng.
- Bị sốt.
- Bị bí tiểu.
- Thường xuyên đổ nhiều mồ hôi.
- Tình trạng co thắt.
- Làn da bị khô và ửng đỏ.
- Nhịp tim đập nhanh hơn.
- Có thể gây ra tình trạng ảo giác.
- Bị hôn mê khi sử dụng quá liều.
- Thị lực trở nên mờ hơn.
Bên cạnh những triệu chứng được kể ở trên, người sử dụng thuốc cũng có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác. Vì vậy, nếu sử dụng cà độc dược và nhận thấy những triệu chứng bất thường nào thì phải ngưng sử dụng ngay lập tức. Đồng thời, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Dầu mè – Loại dầu thực vật với các công dụng hiệu quả
- Cá mặt quỷ: Đặc điểm sinh học và những món ăn đặc sắc
3. Ai không nên sử dụng cà độc dược?
Mặc dù là một loại thảo dược có thể điều trị tốt một số loại bệnh lý. Thế nhưng, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được loại quả này. Cụ thể, cà độc dược chống chỉ định với một số đối tượng sau đây:
Những đối tượng không nên sử dụng thuốc
- Phụ nữ mang thai và hiện đang cho con bú: Có nhiều nghiên cứu được thực hiện và chứng minh rằng, loại quả này không tốt cho thời kỳ mang thai của các mẹ bầu. Những độc dược có ở trong cà sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với cả mẹ lẫn thai nhi. Ngoài ra, các hoạt chất có ở bên trong có thể làm giảm đi lượng sữa mẹ và đi vào bên trong gây hại cho sức khỏe của bé.
- Những bệnh nhân suy tim: Quả cà độc dược có khả năng làm gia tăng nhịp tim khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Người hiện đang bị táo bón.
- Các bệnh nhân bị mắc hội chứng down.
- Những người hiện đang bị sốt, bị tình trạng loét dạ dày hoặc đang bị trào ngược thực quản.
- Những bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc bị tắc nghẽn đường tiêu hóa.
- Những người bị huyết áp cao hoặc đang bị rối loạn tâm thần.
- Những người mắc phải chứng khó đi tiểu, bị bệnh viêm đại tràng kết loét hoặc bị tăng nhãn áp góc hẹp.
Trên đây là tổng hợp những thành phần cây cà độc dược mà bạn cần biết. Mặc dù là một loại thảo dược tự nhiên, thế nhưng người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.