Nghe đến tên con thạch sùng mọi người thường liên tưởng ngay đến câu chuyện dân gian về con vật này. Đây là con vật rất quen thuộc và mọi người thường dễ dàng bắt gặp nó ở bất kỳ đâu. Loại vật này tưởng chừng chỉ là một loại động vật nhỏ bé nhưng lại có tác dụng như một vị thuốc Đông Y rất hiệu quả trong việc chữa bệnh. Cùng tìm hiểu về đặc điểm và công dụng khi sử dụng loài vật này.
Thạch sùng là động vật gì?
Thạch sùng là một loại bò sát có họ tắc kè thường hay bám trên tường hay trần nhà để bắt nhện hay ruồi muỗi. Chúng có hình dạng rất giống với con tắc kè nhưng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều, chiều dài trung bình khoảng từ 8 đến 12cm.
Đặc điểm của con thạch sùng
Thạch sùng hay còn được gọi là con thằn lằn, chúng thường có mắt dọc, lưỡi rất dài hay lè ra bên ngoài để có thể bắt những loại côn trùng nhỏ để ăn. Thân của thằn lằn thường rất nhẵn, hơi có vảy nhưng thường rất nhỏ, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Lưng của nó có màu tro hoặc vàng nhạt và bốn chân có lớp màng để dính và bám sát vào tường và trần nhà.
Đuôi của con thạch sùng khá dài và có khả năng mọc lại sau khi bị đứt, nên chúng thưởng tẩu thoát dễ dàng khi bị tấn công. Thằn lằn thường sống trên tường nhà và thường đi kiếm mồi vào ban đêm, chúng thích hoạt động ở những nơi có ánh đèn vì nhưng nơi này thường thu hút rất nhiều côn trùng. Loài bò sát này là một loài động vật bản địa ở khu vực Đông Nam Á.
Tuổi thọ của thạch sùng trung bình khoảng 5 năm. Một con thằn lằn sẽ phát triển giới tính hoàn chỉnh trong vòng 1 năm. Chân của chúng rất linh hoạt, có thể di chuyển trên tường dễ dàng, đôi mắt của nó có tỷ lệ hội tụ thấp và mật độ tế bào thị giác cao có thể thay đổi để nhìn thấy rõ trong bóng tối nên nó thường săn mồi vào ban đêm.
Thạch sùng thường sinh sản như thế nào?
Thạch sùng là bò sát sinh sản hữu tính, nó đẻ trứng và tạo ra con non. Thông thường với tất cả các loại bò sát giới tính của những con non sẽ được xác định bởi nhiệt độ của môi trường sống. Trứng của con thằn lằn sẽ được đẻ ở trong những kẻ hay hốc nhỏ để tránh sự tấn công của kẻ thù. Thời gian thằn lằn con ra đời sẽ từ 53 đến 88 ngày tuỳ thuộc vào vị trí về địa lý cũng như nhiệt độ ấm sẽ giúp quá trình ấp trứng diễn ra nhanh hơn. Mỗi lần loài bò sát này sẽ đẻ 2 trứng một lần.
Có nên tiêu diệt hay xua đuổi con thằn lằn?
Tuy là một động vật bò sát nhưng con thạch sùng lại không hề gây nguy hiểm cho mọi người mà chúng còn mang lại nhiều lợi ích giúp cho môi trường sống của chúng ta. Cụ thể thằn lằn có nhiều tác dụng như sau:
Tiêu diệt những côn trùng có hại với con người
Những loại côn trùng như bướm đêm, muỗi hay ruồi và gián chính là thức ăn chính của con thạch sùng. Thằn lằn được xem là sát thủ giúp tiêu diệt các laoij côn trùng gây hại cho con người. Đây chính là lợi ích đầu tiên và tiêu biểu giúp ích cho con người của loài bò sát này.
Sử dụng để làm thuốc đông y
Theo như nghiên cứu Đông Y, loài bò sát này có nhiều chất béo có tính hàn và vị mặn, ít nọc độc có tác dụng để hỗ trợ chữa trị một số bệnh như sau:
- Bệnh nấm da.
- Bệnh lao hạch và hen suyễn.
- Hỗ trợ điều trị bệnh bệnh ung thư thực quản.
- Chữa trị các căn bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
- Chữa bệnh động kinh hay co giật.
Không gây nguy hiểm như các loài bò sát khác
Đa phần chung những con thạch sùng mọi người thường thấy là những con vật sống trong nhà nên chúng thường không có độc hoặc nếu có cũng rất ít. Hoặc có bj chúng cắn sẽ không gây nguy hiểm như những loài bò sát khác như rắn rết hay nhện.
Không phá hại mùa màng
Rất nhiều loài bò sát thường rất thích ăn trái cây nên sẽ gây phá huỷ mùa màng của người nông dân. Tuy nhiên, trái cây và rau củ không nằm trong danh sách những thức ăn của thằn lằn vì chúng không ăn bất kỳ loại quả nào. Vì thế thằn lằn sẽ gây ảnh hưởng đến những loại cây trồng hiện nay.
Nơi có thạch sùng chỗ đó không gian trong sạch
Theo như một số nghiên cứu, những chất hoá học hay độc hại sẽ gây ảnh hưởng đến loài bò sát này nên chúng không thể sinh sống ở những nơi có hoá chất được. Vì vậy, ở những nơi có thạch sùng chính là chỗ đó có không gian hoàn toàn trong sạch và không có những chất độc hại.
Liều lượng và cách dùng của thằn lằn như một vị thuốc
Thạch sùng có thể được sử dụng những dạng tươi hoặc khô, dùng để sắc uống hoặc đắp bên ngoài để dùng độc vị, hoặc có thể kết hợp với các vị thuốc Đông y khác đều được. Liều lượng được khuyến cáo khi dùng loài bò sát này là:
- Sử dụng ngoài da: Nên sử dụng liều lượng vừa phải, tán thành bột mịn và hoà với nước hoặc dầu để đắp hoặc tẩm vào băng gạc đặt ở những chỗ sưng đau.
- Sử dụng để uống: Mỗi ngày nên dùng từ 2 đến 5g, tán bột hoà vào nước để uống hoặc ngâm rượu sử dụng trong 1 đến 2g.
Bài thuốc có sử dụng thạch sùng
Người ta sử dụng thạch sùng khô để chữa một số bệnh như sau:
- Chữa bệnh co giật mạn tính do tâm hư: Dùng một con thạch sùng sấy khô, tán thật mịn và uống với nước sắc thêm bạc hạ, chu sa và xạ hương cùng với nhị trần thang.
- Chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp: Chuẩn bị thạch sùng 10g, ngô công 10g, bạch chỉ 20g tất cả đêm sấy khô tán thật min và uống mỗi ngày hai lần mỗi lần uống khoảng 4g.
- Chữa bệnh nấm da: Sử dụng 5 con thạch sùng và 5 con ngô công đem ngâm với rượu có nồng độ cao, sau đó lấy dịch chiết bôi lên ở vùng da bị tổn thương.
- Chữa bệnh cốt tủy viêm: Sử dụng thạch sùng 15g, dã cúc hoa 15g, địa cốt bì 15g, thanh cao 12g tất cả nguyên liệu đem đi sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa bệnh hen suyễn và lao hạch: Chuẩn bị sử dụng 2 con thằn lằn, 6g hạ thảo đem đi sấy khô tán thành bột mịn chia làm 2 lần mỗi ngày, khi dùng nên uống cùng với rượu vàng. Nên dùng thạch sùng kết hợp với sao tồn tính, tánh tạo thành bột mịn hoà với dầu vừng để bôi lên vùng hạch bị tổn thương.
- Chữa bệnh ung nhọt gây đau đớn: Sử dụng bột thạch sùng trộn cùng với dầu vừng trộn đều và đem bôi lên vùng da bị thương do ung nhọt.
Có thể bạn quan tâm:
- Con cóc: Đặc điểm sống và sinh sản, cách chế biến thịt cóc
- Rắn biển – Tìm hiểu về đặc điểm của sinh vật biển khơi
Một số lưu ý khi sử dụng bò sát làm thuốc
Một số người bệnh khi sử dụng thạch sùng thì miệng sẽ khô, lưỡi khá đắng và bị táo bón. Khi đó, nên sử dụng quyết minh tử, mạnh môn khoảng 9g sắc uống thay trà để điều trị. Hoặc có thể khi sử dụng thuốc từ loại bò sát này có thể gây nên ngứa ngáy, nổi mề đay, nhưng sẽ không mấy nghiêm trọng và sẽ tự khỏi khi ngừng thuốc.
Loài bò sát này là một vị thuộc được sử dụng rất nhiều trong đông y để tán độc và tán kết, tuy nhiên sẽ không phù hợp với một số người dùng nên trước khi sử dụng người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
Những đặc điểm cũng như cách sử dụng thạch sùng trong việc điều trị một số bệnh đã được chia sẻ qua bài viết trên. Đây là loài bò sát thân thiện với con người và mang lại nhiều tác dụng.