Trang chủ Môi trường Ruồi trâu: Đặc điểm, giai đoạn phát triển và tác hại

Ruồi trâu: Đặc điểm, giai đoạn phát triển và tác hại

Bạn đã từng nghe đến ruồi trâu? Đây là một loài ruồi đáng sợ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của con người. Nếu bị chúng cắn sẽ rất đau và thậm chí là dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về đặc điểm của loài này cũng như giai đoạn phát triển của chúng.

Ruồi trâu là gì?

Ruồi trâu là loài côn trùng thuộc bộ Diptera, có 2 cánh với nhiều chân có nhiều lông giống như loài ong. Thân hình to hơn các loài ruồi thông thường và có nhiều màu sắc khác nhau, chúng thường sống trên thân động vật hoặc khu vực không sạch sẽ.

Có rất nhiều loài ruồi trâu khác nhau, đẻ trứng để sống ký sinh trùng và mang nhiều mầm bệnh lây nhiễm. Vì chúng thường ăn phân, rác thải cũng như xác động vật nên sẽ truyền nhiễm bệnh rất nhanh, ngoài ra còn gây ra ảnh hưởng sức khỏe từ vết cắn trên cơ thể con người. Nhiều bệnh như sốt virus hoặc tiêu chảy có thể là do loài côn trùng này gây ra.

Ruồi trâu sống ở những nơi mất vệ sinh, vi khuẩn sẽ bám dính trên người chúng, sau đó bay đi khắp nơi và truyền bệnh. Loài ruồi này thường đi theo đàn và kiếm ăn ở mọi nơi, chúng to và có tiếng kêu lớn nên nếu gia đình nào nuôi gia súc sẽ thường xuyên bị gây ra nhiều phiền toái.

Ruồi trâu thường ký sinh trên gia súc và sống ở nơi mất vệ sinh
Ruồi trâu thường ký sinh trên gia súc và sống ở nơi mất vệ sinh

Giới thiệu về đặc điểm

Một đặc điểm có thể dễ thấy nhất ở ruồi trâu đó là thân hình to hơn với loài ruồi thông thường, chúng còn có nhiều lông và gai ở chân. Nhiều người không biết có thể lầm tưởng chúng là những con ong nhỏ, khi đến gần rất có thể bị tấn công. Khi đang ở giai đoạn ấu trùng sẽ sống ký sinh chủ yếu trên động vật, đến thời điểm thích hợp và gặp điều kiện tốt sẽ nở ra thành ruồi con.

Ruồi trâu có chiều dài khoảng từ 10mm đến 20mm, màu sắc trên cơ thể có thể thay đổi và có nhiều màu một lúc. Nếu dính phải ấu trùng của loài này sẽ rất nguy hiểm hoặc bị chúng cắn cũng vậy, do đó nên tránh xa mỗi khi thấy chúng. Thông thường loài ruồi này sẽ sống nhiều gần khu vực nuôi trâu bò hoặc chuồng trại nuôi gia súc.

Phần miệng của ruồi trâu có đế dày để liếm và thút thức ăn một cách dễ dàng, kể cả là thức ăn lỏng. Trong quá trình tiếp xúc qua lại có thể mang nhiều mầm bệnh trên cơ thể vào khu vực sống của con người. Điều này đã khiến chúng trở thành kẻ trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm.

Giới thiệu về vòng đời

Vòng đời của ruồi trâu cũng giống các loại ruồi thông thường khác, trải qua 4 giai đoạn phát triển dưới đây.

Giai đoạn trứng

Sau khi ruồi cái và ruồi đực giao phối, lúc này ruồi trâu cái sẽ được thụ tinh và đẻ ra trứng có màu trắng đục rất nhỏ. Trứng được mẹ đẻ ở nơi rất bẩn như bãi rác và bãi phân để ấu trùng nhanh phát triển. Mỗi lần sinh sản ruồi cái có thể đẻ hơn 100 trứng, cả cuộc đời đẻ gần 1000 trứng.

Giai đoạn ấu trùng

Ấu trùng ở dạng con giòi và phải trải qua giai đoạn lột xác, trứng của ruồi trâu chuyển thành giòi khoảng 3 ngày. Lúc này ấu trùng ra khỏi trứng để ăn phân hữu cơ nơi được sinh ra, chúng ăn để tích trữ năng lượng để đủ khả năng phát triển và chuyển thành nhộng.

Loài côn trùng này phát triển nhanh và sinh sản với số lượng lớn
Loài côn trùng này phát triển nhanh và sinh sản với số lượng lớn

Giai đoạn nhộng

Nhộng của ruồi trâu sẽ tìm nơi khô ráo và tối tăm để tiến hành hoàn thiện cơ thể của mình. Ban đầu sẽ có màu vàng nhạt và chuyển dần sang màu nâu đỏ, thời gian sống ở giai đoạn này từ 14 ngày đến 1 tháng tùy vào điều kiện khác nhau. Nhộng có hình trụ, phần vỏ càng ngày càng cứng hơn và dài 1,2mm đang chứa ấu trùng chuẩn bị thành ruồi hoàn chỉnh.

Giai đoạn trưởng thành

Nếu gặp điều kiện tốt nhộng sẽ nhanh chóng trở thành ruồi trâu trưởng thành chỉ trong 1 tuần. Chỉ trong vòng 17h đối với ruồi đực và 24h đối với ruồi cái là chúng đã hoàn thiện đầy đủ khi ra khỏi nhộng bằng cách đục lớp vỏ để ra ngoài. Đến thời điểm sinh sản có thể để hàng nghìn trứng trong khoảng 1 tháng sinh sống, đây là tuổi thọ trung bình của chúng.

Ruồi trâu trưởng thành ăn các loại phân và rác thải thải của người và cả động vật, chúng tập trung nhiều ở khu vực mất vệ sinh. Nếu xâm nhập vào nhà sẽ gây nhiều bệnh truyền nhiễm cho người vô cùng nguy hiểm.

Dấu hiệu khi bị ruồi trâu đốt

Bạn nên hết sức cảnh giác khi đến gần khu vực có nhiều ruồi trâu, bởi vì rất dễ bị cắn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vết cắn của ruồi gây sưng đỏ với diện tích to, một số người còn bị bọng nước hoặc phồng rộp. Nhiều người cơ thể yếu còn có thể bị sốt, chóng mặt hoặc phát ban khiến phải nhập viện để điều trị. 

Không nên chủ quan khi thấy dấu hiệu bất thường trên cơ thể vì ruồi trâu gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Bên cạnh đó chúng còn mang theo nhiều bệnh truyền nhiễm dẫn đến tác hại nghiêm trọng. Dấu hiệu rõ nhất khi bị ruồi cắn đó là vết cắn đau và ngứa giống như bị bỏng. 

Khi bị ruồi trâu đốt cần theo dõi ít giờ nếu không có dấu hiệu thuyên giảm cần tìm cách điều trị nếu không sẽ gây nhiễm trùng và những hậu quả khó lường. Một số dấu hiệu nặng rõ rệt như khó thở, cơ thể bị sưng to, nôn mửa liên tục, chóng mặt, hoa mắt và đau nhiều nơi là lúc cơ thể bị vi khuẩn tấn công.

Khi bị ruồi trâu đốt, nếu nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng 
Khi bị ruồi trâu đốt, nếu nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng

Cách xử lý vết đốt

Cần xử lý vết ruồi trâu đốt càng nhanh càng tốt ngay khi phát hiện ra, đặc biệt cần chú ý vết thương không nên lơ là dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe. Tùy vào từng mức độ cũng như dấu hiệu để có cách xử lý hiệu quả. Trong trường hợp mới bị đốt, chỉ ngứa và không bị sưng tấy chỉ cần lấy nước muối sinh lý thuộc thuốc sát khuẩn để lau, sau đó băng lại để tránh nhiễm trùng. Không được dùng tay gãi mạnh dẫn đến lở loét và viêm nhiễm mạnh hơn.

Ruồi trâu đốt 4 đến 5 ngày nhưng vẫn bị sưng và không giảm kèm theo dấu hiệu người mệt mỏi hoặc sốt cần đến cơ sở y tế để khám. Đối với trường hợp nặng nhanh trong 1 đến 2 ngày cần nhập viện để có cách điều trị kịp thời. Các triệu chứng nguy hiểm như khó sở, buồn nôn hoặc co giật sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Cần phát hiện sớm và xử lý vết đốt càng nhanh càng tốt
Cần phát hiện sớm và xử lý vết đốt càng nhanh càng tốt

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng chống

Như đã nói ở trên, ruồi trâu mang lại nhiều tác hại đến sức khỏe nên cần biết cách phòng chống và tiêu diệt chúng hiệu quả. Bạn hãy đến tiệm thuốc để mua các loại thuốc đuổi côn trùng đến gần khu vực sống, khi đi ra ngoài hoặc đến khu vực chăn nuôi cần mặc đồ bảo hộ dài kín khắp người. Hạn chế mặc đồ tối khiến chúng để ý và bu lại cắn, thoa thêm kem đuổi côn trùng để ruồi sợ mùi không dám đến gần.

Bạn cũng có thể lắp cửa lưới chống côn trùng trong nhà để không cho ruồi trâu vào nhà, phun thuốc diệt côn trùng định kỳ theo khuyến cáo của y tế. Bên cạnh đó cần vệ sinh nhà cửa sân vườn sạch sẽ, đốt rác thô và đổ rác mỗi ngày. 

Nếu nhà có khu vực chăn nuôi cần khử trùng phân và có hầm chứa phân đảm bảo. Tắm rửa cho gia súc, vật nuôi và vệ sinh chuồng trại mỗi ngày. Hãy giữ vệ sinh cho môi trường sống của mình để không cho ruồi trâu phát triển và có cơ hội sinh sôi. Điều này sẽ giúp bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của bạn một cách hiệu quả.

Với những chia sẻ trên bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ruồi trâu, một loại côn trùng gây hại cho sức khỏe con người. Luôn sống sạch sẽ và vệ sinh môi trường sống thường xuyên để ngăn chặn loài ruồi phát triển nhé.

Đọc nhiều nhất