Trang chủ Động vật hoang dã Rắn ráo - Đặc điểm sinh học, phân bố và vai trò...

Rắn ráo – Đặc điểm sinh học, phân bố và vai trò của loài

Rắn ráo không còn là một loài sinh vật quá xa lạ với người Việt, đây là loài rắn xuất hiện hầu khắp mọi nơi. Tuy nhiên, những loài rắn nói chung là nỗi e sợ của nhiều người và băn khoăn loài rắn này có độc hay không? Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về loài rắn này.

Đôi nét về rắn ráo

Rắn ráo là một loài rắn khá quen thuộc ở những vùng thuộc Đông Nam Á, với phần thân khá thon dài cùng nhiều vảy đồng màu xếp chồng với nhau. Rắn có danh pháp khoa học là  Ptyas korrosm, hoàn toàn không chứa nọc độc. Đa phần chúng có màu sắc đặc trưng là nâu nhạt, phần bụng dưới sáng màu hơn và có đôi mắt to. 

Khi còn nhỏ, chúng có phần da dày là các dải nâu nhạt, nhưng khi trưởng thành chúng dần mất đi. Thâm mình của loài rắn này thường có chiều dài trung bình đạt từ 1,2 đến 2m, thân có thể có các vảy đốm. Chúng có khả năng bơi lội tốt và có khả năng leo trèo lên những ngọn cây cao. Tuổi thọ của rắn ráo cũng như nhiều loài rắn khác đều có tuổi thọ cao, ước tính từ 10-15 năm. 

Một loài rắn khá quen thuộc ở những vùng thuộc Đông Nam Á
Một loài rắn khá quen thuộc ở những vùng thuộc Đông Nam Á

Sinh thái và tập tính chung của loài rắn ráo

Nhìn chung tập tính của rắn ráo cũng tương  đồng như nhiều loài rắn khác, cụ thể: 

Tập tính sinh sống

Rắn ráo thường thích sống trong những nơi ẩm thấp và tối như bụi cỏ, ven rừng, ruộng rẫy, nơi tập trung nhiều thức ăn cho chúng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể len lỏi đi vào trong nhà của người dân, với khả năng leo trèo và bơi lội tốt chúng thường chủ động bò đi tìm mồi vào ban ngày một mình.

Thức ăn chính của chúng thường là các loại chuột, nhái, ếch và những động vật có xương sống nhỏ. Tập tính chung của những loài rắn này là trú ẩn trong những nơi kín đáo vào ban đêm và đến ban ngày mới mò ra để tìm kiếm thức ăn. 

Loài này có thể tìm thấy trên khắp vùng miền khác nhau, có thể là vùng núi, đồng bằng hoặc là ven biển. Nếu như đối mặt với loài rắn này, bạn không cần phải sợ hãi bởi đa số thường rất lành tính, chúng thường trốn tránh và không tấn công con người. 

Tập tính sinh sản của rắn ráo

Với giống rắn ráo đực, chúng cấu tạo gồm 2 dương hành, và khi giao phối chúng thường chỉ dùng một trong hai. Con đực có khả năng giao phối với nhiều con cái nhưng ngược lại mỗi con cái chỉ giao phối một lần trong mùa sinh sản. Thời gian mỗi lần giao phối của chúng có thể kéo dài đến vài tiếng, tinh trùng của con đực sau giao phối sẽ nằm trong đường ống dẫn trứng của con cái vài tháng đến vài năm. 

Tùy theo mỗi vùng mà rắn ráo sinh sống mà có thời điểm sinh sản khác nhau, thông thường từ tháng 4-8. Khi sinh sản, chúng thường tìm đến những tổ mối, hang để đẻ trứng, mỗi lứa từ 8-12 trứng. Điều này là nhằm mục đích đảm bảo cho có đầy đủ nhiệt độ cũng như độ ẩm tốt, tạo điều kiện ấp trứng. Bên cạnh đó, khi những con non nở ra, chúng có thể ăn luôn những con mối, ấu trùng để sống. 

Thời điểm sinh sản của rắn thông thường từ tháng 4-8
Thời điểm sinh sản của rắn thông thường từ tháng 4-8

Rắn ráo có phải là loài có độc?

Thực tế, tùy thuộc vào từng loài khác nhau loài rắn này có thể có độc hoặc không và đa phần mọi người đều nghĩ rằng chúng không hề có nọc độc. Những loài rắn ráo có độc thường ít gặp hơn, nếu như không may bị cắn bởi loài có độc, trong thời gian dài mới có biểu hiện. 

Chính vì thế nên ghi nhận rất ít ca tử vong do nọc độc của chúng, chúng ta hoàn toàn có đủ thời gian sơ cứu, cấp cứu để loại bỏ hoàn toàn tác dụng của loài rắn này. Loài rắn mà chúng ta thường gặp phổ biến là rắn hổ trâu, rắn hoa khá hiền lành. Nhiều người còn đánh bắt chúng để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo để thưởng thức. 

Tùy thuộc vào từng loài khác nhau có thể có độc hoặc không
Tùy thuộc vào từng loài khác nhau có thể có độc hoặc không

Kỹ thuật nuôi rắn ráo làm kinh tế

Hiện nay, bởi rắn ráo là một loài có giá trị kinh tế cao, bên cạnh đánh bắt tự nhiên, nhiều người thực hiện nuôi rắn thành phẩm để cung cấp cho nhà hàng. Bên cạnh đó, rắn này còn có thể ngâm rượu thuốc chữa bệnh nên nhiều gia đình chọn chúng làm vật nuôi để có kinh tế hơn.  Để nuôi bạn cần quan tâm: 

Thức ăn, chuồng nuôi

Thức ăn chính của loài rắn này thường là những loài động vật nhỏ, điển hình như là côn trùng, ếch nhái. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ăn những loài động vật có kích thước lớn hơn chúng như chim, thú nhỏ và trứng của một số loài. Về chuồng trại, người ta thường xây bằng bê tông, gỗ và xâu từng vách ngăn riêng biệt từng ô như bàn cờ, bên trong được rải cát, bố trí đồ ăn, thức uống. 

Với những rắn ráo sắp đẻ, người nuôi sẽ sắp xếp cho chúng một chuồng riêng và làm thêm một lớp cát dày để vừa ủ trứng và nâng đỡ trứng không bị bể. Tốt nhất nên phân loại rắn thường xuyên, không nên nuôi chung với nhau bởi chúng có thể tấn công, ăn lẫn nhau khiến kinh tế người nuôi bị ảnh hưởng. 

Kỹ thuật nuôi sinh sản

Để có thể nhân giống rộng rãi loài rắn ráo, bạn cần chuẩn bị tối thiểu là 1 đôi rắn trưởng thành, và nên phối giống trong mùa sinh sản từ tháng 6-8. Rắn vừa hoàn tất đẻ trứng, tốt nhất bạn nên thu ngay để ấp hoặc bán. 

Phòng bệnh

Việc nuôi rắn ráo có nhiều lợi thế hơn so với những loài động vật khác vì chúng hiếm khi có bệnh, không cần phải chuẩn bị thuốc men hay kháng sinh nhiều. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị cho mình chuồng nuôi sạch sẽ, thức ăn đảm bảo để giúp rắn phòng bệnh. Nên theo dõi hàng ngày, bạn cần thực hiện thay cát đều đặn, sử dụng vôi rải định kỳ. 

Vai trò của rắn ráo đối với con người

Giá trị và vai trò trong tự nhiên của rắn ráo chính là thiên địch của những động vật gây hại mùa màng như gián, công trùng và chuột. Nhưng đến nay, chúng được biết đến như là loài vật có chất lượng thịt vô cùng thơm ngon, có thể sử dụng làm thức ăn hoặc là làm thuốc. Thịt rắn đã trở thành món đặc sản của nhiều vùng miền trên cả nước. Một số món ăn từ rắn như: 

Chả rắn lá lốt

Để chế biến món ăn này, bạn nên dùng rắn ráo đã trưởng thành, lúc này thịt của chúng vừa chắc vừa dày. Sau đó tiến hàng lột vảy, lấy thịt bên trong sau đó băm nhuyễn rồi trộn với lá lốt. Gói thịt rắn trong lá lốt và chiên lên, là bạn đã có món ăn thơm ngon và độc đáo. 

Rắn ngâm rượu

Theo dân gian, ông bà ta có “tam xà” bao gồm rắn ráo, rắn cạp nong và hổ mang có thể dùng để ngâm rượu. Rượu ngâm có thể được dùng để xoa bóp trị tê thấp, đau mỏi và tê thấp. Hiện nay, phương pháp này vẫn được nhiều gia đình áp dụng, tuy nhiên để tìm hai loại rắn hổ mang và cạp nia khá khó khăn, nên bạn có thể chỉ cần dùng rắn ráo là đủ.  

Có thể dùng rắn để ngâm rượu
Có thể dùng rắn để ngâm rượu

Có thể bạn quan tâm:

Rắn xào chung sả ớt

Món ăn này cần chọn mua rắn trưởng thành, thịt nhiều, lột vảy sau đó và chặt thành khúc. Sau đó chuẩn bị thêm các loại gia vị như ớt, sả chanh đảo đều là bạn đã có cho mình món ăn tuyệt vời rồi. 

Qua những thông tin trên, bạn đã có thêm những kiến thức thú vị về rắn ráo, đây là loài rắn có giá trị kinh tế cao. Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng để phát triển bán rắn thương phẩm ra thị trường. 

Đọc nhiều nhất