Rắn chạm quạp không to lớn như những loài rắn thông thược khác, kích thước của rắn này chỉ ở khoảng từ 1m đổ lại. Loài bò sát này sống ở dưới đất, có tập tính săn mồi bằng khả năng phi độc để giết chết con mồi. Chúng cũng xuất hiện nhiều ở Việt Nam nước ta đặc biệt là mùa hanh khô. Loại đồng vật nguy hiểm này mang những thông tin về tập tính sống khô cằn của mình như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Rắn chàm quạp có đặc điểm gì?
Rắn chàm quạp có nhiều tên gọi khác nhau và phổ biến như rắn khô lục nưa,… chúng thuộc loài rắn lục phổ biến sinh sống ở dưới đất. Đầu dẹp hình tam giác, chúng có hoa văn đối xứng như hình cánh bướm và hòa cùng với đám lá khô. Chúng có thể ẩn nấp hoặc vùi mình để săn bắt mồi.
Nhìn bề ngoài chúng có màu nâu nên con người rất ít khi để ý đến và bị tấn công bất ngờ khi đi qua hoặc lại gần. Loài rắn này sống chủ yếu ở dưới đất, chúng có thể biến hóa khôn lường khi xáo trộn với đám lá khô dưới gốc cây. Độc tính của chúng thuộc dạng kịch độc, chỉ cần một số lượng nhỏ cũng có thể gây chết người.
Loài rắn này cũng di chuyển bằng thân, đa số chúng chỉ di chuyển khi tìm kiếm thức ăn, còn lại chúng luôn ẩn nấp một cách kín đáo nhất. Mắt của loài này cũng có màu nâu, sáng, định vị bằng mũi và lưới. Chúng hầu như luôn ẩn mình một cách khó đoán nhất.
Rắn chàm quạp có chất kịch độc nhờ vào các chất phospholipase A2 (PLA2s) và protein kết hợp với các enzym gây tê liệt các tế bào và nhiễm độc máu. Vì vậy, khi bị loài rắn này cắn sẽ gặp phải tình trạng xuất huyết cực nặng và gây tử vong cao nếu không được sơ cứu kịp thời.
Rắn chàm quạp sinh sống ở đâu?
Ở Đông Nam Á nói riêng và Việt Nam nói chung, loài rắn chạm quạp này cực kỳ phổ biến ở trong các khu rừng nhiệt đới. Chúng thường xuyên di chuyển vào mùa mưa để tìm nơi khô ráo để ẩn nấp. Vì vậy, chúng sẽ thường gặp con người và tấn công họ ở mọi nơi.
Khi bị rắn cắn, việc đầu tiên phải nhận diện được chúng là loài nào và nhận biết vết cắn nông, sâu để sơ cứu hiệu quả. Sau khi tấn công chúng không bỏ chạy hay di chuyển mà chỉ nằm im 1 chỗ. Điều này sẽ khiến chúng ta dễ nhận diện hơn và hỗ trợ người bị cắn một cách nhanh chóng hơn.
Ở mỗi loài rắn chàm quạp thì chúng đều có một tập tính ẩn nấp cực kỳ đẳng cấp đến mức không ai có thể phân biệt và nhận diện được chúng. Loài rắn này cũng sống về đêm và ẩn nấp 1 mình, có tính hoang dã cao, dễ kích động và hay tấn công các vật thể chuyển động gần kề.
Loài vật này sống ở dưới đất là chủ yếu, tập trung ở các đám lá khô, cây khổ vừa để ẩn náu, vừa để tránh những kẻ săn mồi khác. Việc ẩn náu sẽ giúp cơ thể chúng điều hòa, khỏe mạnh và săn mồi được nhiều hơn. Chúng còn có thể leo trèo lên các cành cây khô để ẩn náu nữa.
Quá trình săn mồi của rắn chàm quạp
Rắn chàm quạp có hình thức săn mồi độc đáo đó là ẩn nấp, chờ con mồi đến và táp lấy chúng để giết chết và nuốt. Thức ăn của chúng đa dạng như ếch, nhái, chuột, thằn lằn, rắn mối, thậm chí là cả rắn con,… Sau khi cắn, chất độc của chúng sẽ lan khắp cơ thể con mồi và chết ngay sau đó.
Loài này cũng miễn dịch với chất độc của chính mình vì trong cơ thể chúng có thể thiết ra huyết thanh kháng độc hiệu quả. Loài rắn này tấn công cực nhanh và mạnh, chúng không di chuyển hay tha con mồi đi khắp mọi nơi mà chỉ chờ con mồi đã chết và thực hiện nuốt.
Một khi chúng đã thực hiện săn mồi thì rất khó để con mồi chạy thoát. Bởi vì một khi kịch độc đã xâm nhập vào cơ thể thì con mồi chỉ có thể chết và trở thành bữa ăn của loài rắn này. Chúng thường kiếm ăn nhiều vào ban đêm và ngủ nghỉ vào ban ngày để dưỡng sức.
Loài vật này cũng có khả năng đặt bẫy để dụ con mồi một cách hiệu quả nhất, những con mồi nhẹ dạ, cả tin sẽ bị chúng nuốt trọn một cách nhanh chóng. Khoang miệng của rắn này cũng rộng, cho nên chúng có thể nuốt những con vật có kích thước to hơn chúng rất nhiều.
Quá trình sinh sản của rắn chàm quạp
Thông thường đến mùa sinh sản rắn đực sẽ tìm kiếm và chiến đấu để có thể thực hiện được giao phối với rắn cái. Chúng quấn vào nhau và thực hiện giao phối trong thời gian từ 12 tiếng với nhiều lần giao phối. Lúc này rắn cái sẽ thực hiện mang thai trong thời gian vài tháng và thực hiện sinh nở.
Rắn chàm quạp thuộc loài động vật bò sát đẻ trứng, mỗi lần đẻ thường 5-10 quả và thực hiện ấp trứng theo chu kỳ. Rắn con sẽ nở ra và tiếp tục kỳ sinh trưởng tuần hoàn để sinh sôi và phát triển cho tới khi trưởng thành. Rắn chàm này khi mang thai và sinh sản sẽ không di chuyển nhiều. Chỉ khi nào rắn con đã sinh nở, chúng mới tiếp tục tìm kiếm và săn mồi.
Quá trình lột da của rắn chàm quạp
Rắn chàm quạp cũng sẽ có thời gian lột xác trong thời gian trường thành cho tới khi già. Loài rắn này thực hiện lột da với chu kỳ 20-50 ngày 1 lần lột, khi lột da sẽ hỗ trợ cơ thể chúng trở nên mạnh và khỏe hơn nhiều. Chúng sẽ thực hiện lột xác sau khi đã chuẩn bị xong. Điều này giúp cơ thể nó biến đổi, trở nên tươi mới, bóng loáng và kích thích săn mồi hơn.
Trước khi thực hiện lột xác, chúng sẽ di chuyển đến nơi khô ráo và yên tĩnh, chúng nằm im và không thực hiện săn mồi như thường ngày. Việc chúng nhịn ăn sẽ hỗ trợ giúp lớp da bên ngoài dễ ma sát và dễ lột hơn. Khi thực hiện lột da chúng cũng cần tìm nơi yên tĩnh để không ai làm phiền và lột xác dễ dàng.
Sau khi lột da, cơ thể chúng trở nên khỏe mạnh, lúc này chúng sẽ thấy đói và tìm kiếm con mồi xung quanh để lấp đầy cái bụng rỗng đã nhịn ăn mấy ngày. Những con rắn trường thành sau khi lột xác hầu như không bao giờ di chuyển đi quá xa, chúng chỉ nằm im một chỗ và thực hiện săn mồi ngay sau đó.
Quá trình tự vệ của rắn chàm quạp
Bất kỳ loài rắn nào cũng có khả năng và quá trình tự vệ khi có mối nguy hiểm đến gần. Loài rắn chàm quạp này cũng như vậy, khi bị xâm nhập lãnh thổ, bị phá bĩnh chúng sẽ thực hiện phản vệ tự do gây tổn thương đến đối tượng xâm nhập. Điều chúng làm đó là phun chất độc càng xa càng tốt nhằm trúng vào đối thủ.
Chúng luôn nằm im, yên lặng cho tới khi đối thủ bỏ chạy và đi xa. Đối với những con vật nhỏ, có thể làm thức ăn cho loài rắn này. Đối với con người, chúng thường phản vệ bằng cách cắn nhanh và tiết chất kịch độc cùng với vết cắn. Chính vì vậy, khi gặp loài rắn này phải cách càng xa càng tốt nhé.
Thông thường những chúa tể ngụy trang này đều rất nguy hiểm khiến cho bạn không có phòng bị trước. Những người đi săn bắt hoặc người nông dân khi đi làm rẫy thường mang ủng hoặc dày bảo vệ để tránh khỏi loài rắn này tấn công bất ngờ. Chúng cũng phản ứng cực kỳ nhanh và nguy hiểm khiến cho chúng ta trở tay không kịp.
Có thể bạn quan tâm:
- Rắn hổ đất sống ở đâu? Nhận biết rắn hổ đất như thế nào?
- Cây thầu dầu – Loài thực vật phổ biến trong cuộc sống
Rắn chàm quạp hiện đang là loài vật xuất hiện nhiều trong đời sống, đặc biệt trong các rừng cao su, rừng điều, hồ, tiêu, …. Nơi đâu có nhiều lá khô rụng, nơi đó sẽ xuất hiện nhiều rắn này. Hãy cẩn trọng với chúng và đảm bảo được an toàn cho chính mình nhé.