Rắn không chỉ sinh sống ở môi trường trên cạn mà còn sinh sống ở môi trường biển khơi. Rắn biển có rất nhiều đặc tính sinh học khác biệt so với những loài sinh sống trên cạn, cùng khám phá những nét độc đáo của sinh vật này qua những thông tin thú vị dưới đây.
Đôi nét về rắn biển
Rắn biển là một phân loại bao gồm một nhóm các sinh vật rắn sống tại môi trường biển hoặc chọn môi trường biển là nơi sống nhiều nhất, mặc dù chính tổ tiên của chúng đang sống trên mặt đất. Người ta tìm thấy sinh vật này nhiều nhất ở 2 vùng biển có nguồn nước ấm đó chính là từ khu vực từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương.
Đặc điểm sinh học của hầu hết các loài rắn biển đó chính là cơ thể có cấu tạo vô cùng đặc biệt. Thay vì tròn, dài như trên mặt đất, để thích nghi với môi trường nước, chính thường có cấu tạo ngang dẹt tương tự như những con lươn. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn thở dưới nước như cá mà phải thường xuyên ngoi lên mặt nước để thở.
Thông thường, đa số rắn biển đều có nọc độc cực mạnh, có thể ngay lập tức hạ gục con mồi. Tại Việt Nam, cũng có nhiều loài khác nhau, thường là đẻn biển, rắn đẻn, rắn hèo….Tùy vào môi trường nước mà rắn sẽ có những đặc điểm và nguồn thức ăn khác nhau.
Đặc điểm sinh học
Rắn biển có khả năng bơi dưới nước, nhưng phải thường xuyên tiếp xúc với không khí để thở, khả năng ở trong nước lên đến 1 tiếng đồng hồ. Vậy nên cũng sẽ thường sống ở những vùng nước nông tại các vùng biển. Thức ăn của rắn vô cùng đa dạng như trứng cá, sinh vật phù du, cá và lươn. Rắn biển thường trú ngụ nhiều ở những rặng đá, san hô để ẩn nấp.
Ước tính có khoảng 30-50 các loài rắn biển khác nhau và có chiều dài trung bình tối đa là 2m, thường thuộc họ hổ mang. Cơ thể của chúng khá đặc biệt, khác với những loài rắn trên cạn, đầu của những sinh vật biển này thuôn về trước và nhỏ hơn với kích thước cơ thể, đuôi làm phẳng, cấu tạo này giống như “vũ khí đắc lực” để chúng có thể dễ dàng di chuyển hơn ở dưới nước.
Lươn cũng đôi khi cũng bị nhầm lẫn với các loài rắn biển, nhưng lươn thực chất thuộc họ cá và chúng sử dụng mang để thở. Còn rắn vùng biển dùng hoàn toàn bằng phổi nên chúng phải thường xuyên ngoi lên khỏi mặt nước để lấy không khí. Về sinh sản, loài rắn Krait sẽ trườn lên cạn đào ổ để đẻ trứng, còn hầu hết những loài rắn khác, điển hình như Olive thường sinh con dưới nước.
Phân loại chung về rắn biển
Rắn biển có tên khoa học là Hydrophiidae và được phân ra thành 2 họ nhỏ hơn là rắn nguyên thủy Laticaudinae và rắn vùng biển thực sự Hydrophiinae. Nhưng sau đó, có rất nhiều nghiên cứu đã nhận thấy rằng chúng có quan hệ rất gần với Rắn hổ (Elapidae), chính vì thế nên để có thể phân loại thực sự không có căn cứ rõ ràng.
Nhiều nhà phân loại học đã xếp sinh vật biển này chung với Rắn hổ và tạo thêm một phân họ là Elapinae bên cạnh Hydrophiinae và Laticaudinae. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bất cứ công trình nghiên cứu nào thực sự thuyết phục về mối quan hệ chung của các nhóm loài.
Địa điểm phân bố của các loài rắn biển
Rắn biển được cho là có nguồn gốc từ châu Úc và các quốc gia Đông Nam Á, thuộc lớp động vật máu nóng và ưa sống ở những vùng nước lạnh. Những dòng chảy lạnh thuộc các khu vực như châu Mỹ, châu Phi, độ mặn cao ở một số khu vực đã tạo nên một khoảng hàng rào để ngăn sinh vật này phát triển tại Đại Tây Dương. Chính vì thế, rắn biển phân bố các vùng biển nhiệt đối tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Những điều thú vị về rắn biển
Rắn biển là sinh vật nguy hiểm nhưng không hoàn toàn là thế, những thông tin thú vị sau sẽ giúp bạn có cái nhìn khác về sinh vật biển này:
Chúng ít tấn công hơn so với rắn cạn
Tuy có nọc độc chết người nhưng đa số hiếm khi có người bị giết khi bị chúng cắn. Thực chất, chúng là những sinh vật biển vô cùng nhút nhát và muốn tránh xa những sinh vật khác, đặc biệt là con người. Không giống như rắn hổ mang, chúng không tỏ ra hung dữ khi có mối nguy hiểm mà thường tìm cách lẩn trốn trong hang đá, vùng nước yên tĩnh hơn.
Và ngay cả khi chúng cắn và có tiết ra những chất độc, thật may đó là phần răng nanh của chúng có cấu tạo khác với người “anh em” rắn cạn. Răng của chúng ngắn hơn, dễ bị đứt đoạn và khó có thể đi xuyên qua một lớp cao su tổng hợp.
Nhìn chung, trường hợp bị rắn biển cắn có số ca ghi nhận tử vong cắn là vô cùng thấp chỉ chiếm khoảng 3%. Một số trường hợp đặc biệt còn không phải do nọc độc của rắn mà do áp lực căng thẳng khi trông thấy chúng vướng vào trong lưới đánh bắt.
Là sinh vật rất hiền lành
Nếu như bạn vô tình trông thấy bất cứ một con rắn biển nào, có thể đang bơi hoặc trườn trên bờ, tốt nhất đừng quan tâm bất cứ điều gì. Có thể màu sắc của rắn độc đáo, ấn tượng nhưng đừng xâm phạm làm ảnh hưởng đến không gian của chúng. Miễn là bạn không có hành động xấu khiến chúng cảm thấy nguy hiểm, chúng cũng sẽ không tấn công bạn.
Rất nhiều rắn vùng biển đã vướng vào lưới đánh bắt, ngư dân đã ném ngược trở lại chúng từ biển mà hiếm khi có sự cố xảy ra. Vậy nên, khi dạo chơi trên biển, hãy có một cái nhìn thân thiện hơn với sinh vật khá hiền lành này. Chúng thực sự là sinh vật vô hại và xứng đáng được tôn trọng trong không gian riêng, trong vùng nước bao la của chúng.
Loài rắn biển độc nhất
Rắn biển Belcher nổi tiếng là có độc tính cực kỳ mạnh, là hỗn hợp của nhiều protein khác nhau. Đặc biệt trong đó có chứa đến 52,3% nọc thô tấn công thần kinh, 32,2% nọc thô tấn công vào cơ cùng với nhiều loại enzyme khác nhau nữa. Theo các nghiên cứu, khi độc tính này trải qua nhiệt độ 100 ° C khoảng 5 phút hoặc trong môi trường acid, hoặc kiềm, độc tính của nó cũng vô cùng ổn định và không có nhiều sự thay đổi về tính chất.
Theo đó, rắn này vô cùng cùng độc, theo các nhà khoa học chỉ cần 3 giọt nọc độc của rắn là có thể giết chết 8 người khỏe mạnh. Nhưng vì răng nanh khá yếu nên chúng không thể nào xuyên qua những bộ quần áo của thợ lặn. Chúng không có khả năng tạo nên vết cắn trừ khi bị đe dọa. Những phương pháp phòng vệ khác được đưa ra là phun chất lỏng có mùi hoặc phân về đối phương.
Cũng tương tự như nhiều loài rắn biển khác, tính tình của rắn khá hiền hòa, nhưng nếu như cảm thấy bị đe dọa nó sẽ tấn công khá mạnh mẽ. Do nanh của nó không thực sự hiệu quả nên tuy độc tính khá mạnh nhưng lượng nọc độc mà chúng tiết ra không nhiều. Dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, đây được xem không phải là loài rắn nguy hiểm, nhưng vẫn nên có thái độ cẩn trọng khi tiếp xúc với chúng.
Có thể bạn quan tâm:
- Rắn hổ mang – Phân loại, đặc điểm sinh học và độc tính
- Cá nóc và những thông tin thú vị xoay quanh loài cá này
Kết luận
Với những thông tin thú vị chia sẻ về loài rắn biển, bạn đã có một cái nhìn khác về sinh vật biển này. Tuy có độc tính vô cùng mạnh mẽ, nhưng với tính tình hiền lành loài rắn này không quá thực sự nguy hiểm đối với con người. Tốt nhất, bạn không nên xâm phạm đến môi trường nó sinh sống để đảm bảo an toàn cho chính mình.