Lục bình là một loài cây quá quen thuộc với người Việt Nam bởi thường sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Một loài cây vừa đơn giản lại rất đỗi bình thường nhưng lại mang tới nhiều công dụng trong đời sống. Cùng tìm hiểu chi tiết về loài cây này qua nội dung bài viết sau nhé.
Giới thiệu về cây lục bình
Người dân Việt Nam đã biết đến lục bình từ rất lâu, thế nhưng chỉ là vùng nông thôn chứ thành thị lại ít ai biết đến về loài cây này. Cũng chính vì thế, nhiều người vẫn lo ngại trong việc sử dụng để làm thuốc chữa bệnh .
Loài cây này còn được gọi với cái tên là bèo Nhật Bản, là một loại thực vật có quá trình sinh trưởng cực nhanh. Thậm chí trong nhóm 10 thứ cỏ dại đáng sợ nhất sẽ có lục bình đầu tiên bởi tốc độ lan nhanh của nó.
Loại bèo này sống dưới nước, thân thảo thường mọc nổi lên trên bề mặt nước. Bạn dễ dàng nhận diện ra loài cây này khi có lá tròn, xanh đậm bóng nhẵn với chiều cao khoảng 30 đến 40 cm. Những lá cây cuộn lại hoặc bung nở ra trông cũng khá bắt mắt.
Hoa của lục bình thường là màu tím pha màu xanh, với nhị vàng với ba nhị ngắn và ba nhị vàng. Mỗi đầu ở trên được chia làm các ngăn đựng noãn và điều đặc biệt là phần rễ có chiều dài lên đến 1 mét, buông dưới nước màu đen.
Nơi phân bố và thu hoạch
Cây bèo tây bắt nguồn từ Nam Mỹ và sau này nó phát triển du nhập ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Loài cây này gặp nước sẽ sinh sôi và phát triển cực nhanh nên chẳng bao lâu ở bất cứ dòng sông, hồ ao nào bạn cũng bắt gặp hình dáng cây lục bình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn nên chọn những nơi có nguồn nước chảy, nơi sạch không nên lấy trong các ao nước tù đọng.
Nếu người dân muốn sử dụng lục bình để chữa bệnh sẽ thu hoặc lá, thân và hoa. Riêng lá và thân thu hoạch bất cứ khi nào cần nhưng để có hoa bạn phải đợi đến mùa hè. Sau khi thu hoạch xong, bạn sẽ phải rửa sạch, mang đi phơi khô hoặc nếu sử dụng hoa tươi cũng được. Sau khi đã phơi khô bạn cho vào bì nilon và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
Công dụng của bèo Nhật bạn nên biết
Theo nhiều nghiên cứu, hoa lục bình, thân và lá của loài cây này đều có vị ngọt. Do đó, người ta đã sử dụng bèo tây với nhiều công dụng bất ngờ trong cuộc sống.
Lục bình làm thức ăn vật nuôi
Bèo tây được sử dụng chủ yếu làm thức ăn cho vật nuôi như lợn, gà, ngan,…. Nhất là ở vùng nông thôn người ta thường thu hái thân cây, lá để về băm xay cho lợn ăn. Hoặc nhiều người dùng dùng cây lục bình phơi khô, ủ phân để vun xới vào các gốc cây trồng cũng mang đến hiệu quả giữ ẩm cho đất và là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.
Hoặc người ta cũng thu hoach để mang thức ăn cho cá, thậm chí mang cả thân rễ cây còn nguyên vẹn vào ao chuôm để giúp hút các chất độc trong môi trường. Đây cũng chính là tác dụng mà nhiều người còn chưa biết đến.
Lục bình làm thuốc chữa bệnh
Ngoài việc là thức ăn, loài cây này chính là một vị thuốc có thể giảm đau, chống viêm hiệu quả. Một số bệnh về đường hô hấp cũng có thể chữa trị bằng bèo tây như ho gió, ho đờm,….
Đặc biệt hoa lục bình có khả năng kháng viêm và giảm đau sốt hiệu quả nên nhiều người sử dụng để giảm sưng tấy, trị viêm khớp, viêm nách,… Nhiều người còn sử dụng như một vị thuốc an thần cho giấc ngủ ngon hơn. Đối với thân và lá sử dụng để ngăn ngừa viêm nhiễm trên da, hạn chế các nốt mụn mủ…
Ngoài ra, người ta còn sử dụng thân lá và quả để tẩy giun tự nhiên cho trẻ nhỏ, cải thiện tình trạng loãng xương. Chiết dịch từ lục bình được khoa học nghiên cứu có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Một công dụng đặc biệt phải kể đến đó chính là hoạt chất trong cây có tác dụng ngăn ngừa ung thư gan và vú hiệu quả.
Công dụng khác của lục bình
Một vài công dụng khác của loài cây bèo tây này có thể kể đến như cải thiện chức năng gan, giảm đau dạ dày từ rễ cây lục bình. Các dịch trong cây sẽ ngăn cản sự tích tụ mỡ trong gan, giảm mỡ máu và điều trị viêm phổi hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nấu nước cây lục bình để làm mát, thanh nhiệt cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng nhất là những người hay ốm yếu. Nhờ những công dụng thần kỳ này mà nhiều người dân thường thu hoặc và trữ loài cây này trong nhà.
Những điều cần biết khi dùng bèo Nhật chữa bệnh
Mặc dù không có nhiều công dụng như những loài cây khác thế nhưng cũng phải công nhận một số lợi ích mang đến cho con người. Do đó, nhiều người đã sử dụng và áp dụng các bài thuốc để mang lại kết quả khá bất ngờ.
Tuy nhiên, cũng tương tự như những bài thuốc khác, nếu bạn không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không đúng liều lượng cũng sẽ có những hạn chế nhất định. Thậm chí nhiều trường hợp còn để lại rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Cân nhắc lựa chọn lục bình
Mặc dù là làm thức ăn cho động vật hay sử dụng làm thuốc bạn cũng cần phải biết cách lựa chọn loài cây này. Nếu bạn để lục bình tươi ở ao hồ nó có thể hấp thụ nhiều kim loại nặng. Do đó, nếu cho động vật ăn, hay dùng làm thuốc chữa bệnh nên chọn những cây ở vùng sạch không có nhiều chất độc hay môi trường ô nhiễm.
Nếu những người thường dễ nhạy cảm tốt nhất không nên sử dụng thuốc từ loài cây này dưới bất cứ hình thức nào. Bởi lục bình sẽ khiến cơ thể của bạn rất dễ nổi ngứa, mụn nhọt khó chịu.
Hoặc những đối tượng thường xuyên hay lở loét, mụn nhọt cũng tuyệt đối không sử dụng thuốc từ cây lục bình. Những thông tin này cũng giúp bạn có thêm kiến thức, nhưng để hiệu quả cao hơn bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ xảy ra.
Liều lượng sử dụng lục bình
Mặc dù biết rằng loài cây này không chứa độc tố nên nếu cơ địa bạn không dị ứng dùng quá liều một chút vẫn không vấn đề gì. Nhưng dù thế nào đi nữa, bạn cũng nên để ý đến liều lượng của nón và thường là sẽ không ổn định.
Dựa vào tình hình sức khỏe, độ tuổi của người dùng mà nhiều người có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có được liều lượng phù hợp nhất. Sau đó có thể điều chỉnh theo sự thích nghi của cơ thể.
Nếu như bạn sử dụng lục bình để đắp các vết thương ngoài da, chữa các bệnh bên ngoài có thể dùng bao nhiêu tùy ý. Nhưng nếu là ăn hay sắc thuốc uống nhất định phải tuân thủ đúng liều lượng. Mỗi một đối tượng sẽ được sử dụng với số lượng khác nhau tùy vào tình trạng bệnh của từng người.
Bạn không nên thực hiện một cách lung tung, theo truyền miệng dân gian. Bởi nếu sử dụng không đúng cách bạn cũng sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ mà loại cây này gây nên. Nhiều trường hợp ngộ độc gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Rắn cạp nong – Sinh vật bò sát có tính nguy hiểm cực độ
- Rắn lục đuôi đỏ – Loài động vật có tính sát thương cao
Như vậy, từ sự phân tích trên có thể cho bạn hiểu được lục bình không đơn thuần là một loài cỏ dại mà nó còn được xem là một vị thuốc, một món ăn cho động vật. Hãy cân bằng lợi ích và tác hại, nắm rõ cách sử dụng để mang đến công dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.