Trang chủ Thiên nhiên Giun đũa - Cách nhận biết và điều trị bệnh ký sinh 

Giun đũa – Cách nhận biết và điều trị bệnh ký sinh 

Việt Nam là một đất nước có khí hậu nhiệt đới quanh năm nóng ẩm, môi trường sinh sống cùng với thói quen ăn uống đa dạng khiến cho việc nhiễm những loại ký sinh trùng là điều khó tránh khỏi. Trong đó, nhiễm giun đũa có tỷ lệ mắc rất cao đặc biệt trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiễm giun thường có các triệu chứng không rõ ràng. Vậy làm sao để nhận biết căn bệnh này chính xác và cách điều trị như thế nào?

Giun đũa là con gì?

Giun đũa là một loại giun ký sinh trùng trong ruột non của người của con người, đặc biệt là ở trẻ em. Theo thống kê có khoảng ¼ dân số trên trái đất này bị giun ký sinh gây nên tình trạng đau bụng, gây nên tắc ruột và tắc ống mật.

Đặc điểm của giun đũa

Giun đũa là một loại giun ký sinh trong ruột của người thường có màu hồng hoặc trắng nhà. Thân của con giun khá dài đầu và đuôi có hình chóp nón, miệng có 3 môi hình dáng bầu dục xếp khá cân đối gồm 2 môi bụng và 1 môi ở lưng. Ở bờ môi có các gai cảm giác và răng. Giun đũa có kích thước khá là to, đặc điểm của con giun các và giun đực là không giống nhau, cụ thể là:

  • Giun đũa cái: Loài ký sinh trùng này có chiều dài là 20 đến 35cm và rộng khoảng 3 đến 5mm. Đuôi của giun cái có hình chóp và có hai gai nhú ở phía sau hậu môn. Bộ phận sinh dục của con giun cái nằm ở trên phần ⅓ mặt bụng.
  • Giun đũa đực: Thường  có kích thước nhỏ hơn giun cái với chiều dài là từ 15 đến 30cm và chiều rộng là 2 đến 4mm. Đuôi của con giun đực thường cong lại về phía bụng và thường có hai gia giao hợp ở cuối phần đuôi.

Giun đũa thường có thân hình dài đầu và đuôi có hình chóp
Giun đũa thường có thân hình dài đầu và đuôi có hình chóp

Giun có mấy loại trứng?

Thông thường, trứng của giun cái được phân làm các loại như sau:

Trứng chắc

Hay còn được gọi trứng thụ tinh có hình dáng hình bầu dục gồm 3 lớp chính. Lớp bên ngoài là albumin xù xì, lớp giữa được cấu tạo bởi các glycogen với hình dạng trong suốt và nhẵn mịn, lớp trong cùng là lớp màng dinh dưỡng được tạo thành bởi lipid có tác dụng chống thấm nước. 

Những lớp màng này có tác dụng bảo vệ phôi chống lại các chất độc hại. Trứng chắc thường có kích thước khoảng là 45 – 75 µm x 35 – 50 µm. Khi trứng của giun đũa cái mới được đẻ ra, bên trong chứa phôi bào được phân chia. Sau một khoảng thời gian ngoại cảnh, phôi sẽ được phát triển thành con giun bên trong lớp vỏ.

Trứng lép

Đây là trứng không được thụ tinh gồm lớp vỏ trứng gồm 2 lớp màng mỏng, không có lớp màng dinh dưỡng. Bên trong trứng chứa các hạt tròn không đều, trứng lép thường có kích thước 88 – 94 µm x 39 – 44 µm có hình bầu dục, loại trứng này thường sẽ bị thoái hoá và không hình thành nên giun đũa.

Trứng bị mất vỏ

Thường gặp ở cả trứng lép và trứng chắc. Loại trứng giun đũa thường xảy ra do lớp  albumin bị bong tróc làm cho lớp vỏ trứng trở nên trơn tru hơn.

Trứng của giun đũa có nhiều loại khác nhau
Trứng của giun đũa có nhiều loại khác nhau

Quá trình phát triển của ký sinh trùng giun 

Theo như thống kê và nghiên cứu trung bình một con giun đũa thường đẻ 20.000 quả trứng ở ruột non và trứng sẽ được thải ra theo đường phân của con người. Khi trong nền đất ẩm, phôi trong quả trứng sẽ phát triển thành các ấu trùng. Các ấu trùng này thường có vòng đời từ 2 đến 4 tháng và thường thích nghi ở một nhiệt độ ở 36 đến 40 độ, còn nếu ở nhiệt độ thấp dưới 25 độ C chúng chỉ có thể tồn tại trong 3 tuần.

Sau khi đã vào trong dạ dày các ấu trùng này sẽ rời khỏi vỏ trứng và sống ở tá tràng. Sau đó, giun đũa sẽ di chuyển thành ruột vào máu, di chuyển đến máu và tim phải, phổi và gan. Ở phổi, các ấu trùng giun sẽ lột xác 2 lần sau khi 5 đến 10 ngày và có chiều dài từ 1.5 đến 2mm với đường kính là 0.02mm.

Ấu trùng giun đũa thường sẽ tồn tại trong cơ thể người trong vòng 12 đến 18 tháng. Khi đó ấu trùng có thể làm mao mạch phổi và di chuyển đến các phế nang và vào trong phế quản. Sau đó, chúng lại đi ngược lên khí quản và thực quản rồi lại được nuốt xuống ở ruột non. Thời gian bắt đầu nhiễm bệnh đến khi giun đũa trưởng thành thường là từ 5 đến 12 tuần và gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người bệnh.

Cách nhận biết nhiễm bệnh giun đũa

Theo một số chuyên gia về ký sinh trùng nghiên cứu, hầu hết những người bệnh giun đũa ở thể nhẹ nên sẽ có những triệu chứng khó nhận biết. Tuy nhiên, khi đã bị nhiễm giun ở mức trung bình hay nặng sẽ gây nên những triệu chứng như sau:

  • Ảnh hưởng đến phổi gây ho dai dẳng và khò khè: Như đã nói ở trên ấu trùng giun đũa thường sẽ di chuyển theo máu để vào trong hệ bạch huyết ở phổi. Khiến cho người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như viêm phổi, hen suyễn, ho kéo dài,..
  • Trong ruột: Sau khi đã định cư ở ruột non, các ấu trùng giun đũa sẽ trưởng thành và sống trong ruột cho đến khi chết sẽ gây nên các triệu chứng đau bụng mơ hồ, tiêu chảy và đại tiện bị ra máu, nôn mửa và buồn nôn khiến cho cơ thể mệt mỏi, giảm cân và suy dinh dưỡng.

Bị nhiễm bệnh giun thường có nhiều triệu chứng để nhận biết
Bị nhiễm bệnh giun thường có nhiều triệu chứng để nhận biết

Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh ký sinh trùng giun

Với khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Việt Nam là môi trường thuận lợi để có thể phát triển thành cơ sở vật chất vệ sinh thô sơ, phân người bị thải trực tiếp ra đất hoặc sử dụng để làm phân bón cho cây trồng và ao cá. Trứng của giun đũa sẽ phát triển trong đất và bám trên bề mặt của các loại rau củ quả.

Hoặc có thể có thói quen sinh sống ở những vùng dân trí kém phát triển là nguyên nhân dẫn tới nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao. Như việc đi chân trần đất, tiếp xúc với môi trường ở bên ngoài mà không có đồ bảo hộ, không vệ sinh tay chân sạch sẽ và những thói quen ăn rau rống. Đặc biệt là đối tượng trẻ em có nguy cơ nhiễm bệnh giun đũa nhiều hơn người lớn.

Làm sao để có thể phòng chống căn bệnh giun đũa?

Để có thể phòng chống nhiễm bệnh giun đũa và những loại ký sinh trùng khác đó chính là thực hiện vệ sinh thật sạch sẽ trong sinh hoạt và nhất là ăn uống. Nên vệ sinh tay trước khi ăn và khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng và các đồ chơi của trẻ một cách thường xuyên với dung dịch nước sát khuẩn. 

Luôn ăn những loại thức ăn đã nấu chín, uống nước đun sôi để nguội, hạn chế ăn rau sống, hoặc nếu ăn phải ngâm với nước muối loãng. Ngoài ra, bạn nên không đi chân trần nếu đi dọn vườn, dọn cỏ hay rác mà nên trang bị đồ bảo hộ như găng tay, ủng. Nên dọn sạch sẽ nhà vệ sinh, các cống rãnh thoát nước, nên sử dụng những loại hóa chất diệt khuẩn thân thiện với môi trường.

Đồng thời, cần uống thuốc để tẩy giun đũa định kỳ sáu tháng một lần cho cả gia đình để phòng chống nhiễm giun. Thuốc có tác dụng diệt tất cả các loại giun ký sinh khác nhau. Tuy hiện nay, điều kiện sống phát triển hơn nhưng nguy cơ bị nhiễm giun vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn.

Ăn chín uống sôi là cách phòng bệnh nhiễm giun hiệu quả
Ăn chín uống sôi là cách phòng bệnh nhiễm giun hiệu quả

Có thể bạn chưa biết:

Những đặc điểm và quá trình trình phát triển của giun đũa đã được giới thiệu ở bài viết trên. Đây là một ký sinh trùng nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người nhiễm bệnh nên cần thực hiện những cách phòng chất như trên để giúp bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn tốt nhất.

Đọc nhiều nhất