Trang chủ Bí ẩn Dầu mè - Loại dầu thực vật với các công dụng hiệu...

Dầu mè – Loại dầu thực vật với các công dụng hiệu quả

Ngày nay, con người ưa chuộng lối sống xanh và chọn cách ăn uống healthy hơn. Chỉ bằng một thay đổi nhỏ có thể dần thay đổi cả quá trình. Việc lựa chọn dầu mè thay thế các loại dầu từ động vật là một sự thay thế hoàn hảo, vì mang lại những lợi ích rất tốt cho sức khỏe. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng qua bài viết này nhé.

Tìm hiểu thông tin về dầu mè

Dầu mè là cách gọi của người Miền Nam và dầu vừng là tên gọi của người miền Bắc. Loại dầu thực vật này được làm hoàn toàn 100% từ mè hoặc cũng có thể pha trộn thêm những thành phần khác. Mè là một loại nông sản có chi Sesamum và họ Pedaliaceae. 

Trong 100g mè có chứa 16,9g chất xơ, 48g chất béo, 16,96g chất đạm và nhiều chất khoáng như canxi, photpho, kẽm, natri,… Vậy nên vừng có nhiều dinh dưỡng và thích hợp để làm dầu. Dầu mè đặc biệt chứa nhiều các axit béo, các dưỡng chất.

Ở nhiều nơi trên thế giới kể cả Việt Nam mè thường có hai màu là vàng nhạt và đen, tuy nhiên loại vừng dùng để làm dầu mè vàng. Màu sắc dầu vừng ở các quốc gia cũng có sự khác nhau khi ở Ấn Độ dầu có màu vàng đậm, còn ở các nước Đông Á, dầu có màu nâu sẫm, nếu ướp lạnh trước khi làm dầu sẽ có màu vàng nhạt đẹp mắt.

Dầu vừng được ưa chuộng bởi nhiều có nhiều lợi ích cho sức khỏe, hương vị thơm ngon, béo ngậy. Trên thị trường, loại dầu này được chia làm 2 loại là dầu chưa tinh chế và dầu mè đã tinh chế. Trong chế biến món ăn, người ta sẽ sử dụng dầu chưa tinh chế đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, tăng hương vị. Chính vì vậy mà dầu vừng được xem là vua của các loại dầu ăn hiện nay.

Dầu mè từ xa xưa đã được ứng dụng rộng rãi trong ẩm thực
Dầu mè từ xa xưa đã được ứng dụng rộng rãi trong ẩm thực

Những lợi ích mà dầu mè đem lại

Dầu mè không chỉ được dùng như một loại nguyên liệu trong nhà bếp mà còn là nguyên liệu cho nhiều cái khác vì lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Cùng điểm qua một vài lợi ích sau đây.

Dầu vừng giúp giảm cơn đau về khớp

Dầu mè có tính chống oxy hóa và tính kháng viêm tốt, hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm các cơn đau liên quan đến khớp. Khi bôi dầu đúng cách với một lượng vừa phải sẽ làm giảm nhanh chóng các cơn đau viêm khớp. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng nên đun dầu cho nóng, sau đó xoa bóp không chỉ làm giảm đau khớp mà còn củng cố cơ bắp, xương.

Giảm cholesterol xấu trong máu bằng dầu mè

Trong dầu vừng chứa các chất béo không bão hòa, hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành, phát triển của các gốc tự do và giảm cholesterol xấu – nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…

Ngoài ra, dầu mè còn cải thiện hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, hay các hội chứng về đường ruột. Dầu vừng nuôi dưỡng hệ thống thần kinh, giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi, chữa mất ngủ, cải thiện cuộc sống.

Loại dầu này chứa nhiều axit tốt như axit linoleic, giúp bổ sung cholesterol tốt, hỗ trợ tốt sức khỏe tim mạch. Lượng canxi lớn trong dầu mè khôi phục chất lượng men răng, giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh loãng xương ở người già.

Những lợi ích tuyệt vời dầu mè mang lại cho sức khỏe và sắc đẹp
Những lợi ích tuyệt vời dầu mè mang lại cho sức khỏe và sắc đẹp

Làm đẹp da, chăm sóc da bằng dầu mè

Dầu vừng được xem là một loại mỹ phẩm tự nhiên của phụ nữ. Sử dụng dầu thường xuyên sẽ giúp cấp ẩm cho da, có khả năng thẩm thấu vào da nhanh, tốt hơn các loại kem dưỡng ẩm khác. Dầu mè còn hiệu quả trong điều trị rạn da ở phụ nữ.

Công dụng khác

Ngoài những công dụng nêu trên, dầu vừng còn được dùng để dưỡng tóc, ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu máu và tiểu đường hay các rối loạn về hô hấp. Theo xa xưa, dầu mè có thể dùng để giải độc, ngăn ngừa triệu chứng tiền kinh nguyệt, ký sinh trùng đường ruột, hỗ trợ hiệu quả trong rối loạn tuyến sữa và các cơn đau đầu.

Những cách sử dụng dầu mè phổ biến

Dầu vừng mang nhiều công dụng hữu hiệu tuy nhiên để đạt hiệu quả cao thì cần sử dụng đúng lượng và theo điều độ. Tham khảo cách sử dụng dầu mè sau đây:

  • Dùng để làm đẹp: Có thể bôi dầu trực tiếp lên da vào buổi tối để cấp ẩm hoặc dùng kết hợp với một số loại kem dưỡng da khác. Ví dụ làm mặt nạ dầu mè bằng cách trộn hỗn hợp dầu và dấm táo theo tỉ lệ 1:1, rửa sạch mặt với sữa rửa mặt, bôi lên da đợi hỗn hợp khô thì sữa sạch lại với nước.
  • Làm nước súc miệng: Dầu vừng được dùng như một loại nước súc miệng từ thiên nhiên. Bạn dùng khoảng nửa muỗng dầu cho vào miệng, súc liên tục và dùng lưỡi đẩy qua lại trong 20 phút thì nhổ ra.
  • Dưỡng lông mi: Dùng bông tăm chấm một ít dầu mè và bôi lên lông mi hằng ngày. Nên bôi vào buổi tối trước đi ngủ để đạt hiệu quả cao. Sáng ngủ dậy rửa lại với nước.
  • Dùng trong các món ăn: Có thể dùng trực tiếp hoặc kết hợp nguyên liệu khác làm nước trộn salad, dùng để chiên rán, kho hoặc xào nấu trong các món ăn trong gia đình. Nên sử dụng cho trẻ em vì dầu tốt cho hệ đường ruột của trẻ, giúp trẻ hấp thu nhanh chóng chất dinh dưỡng.

Ứng dụng phổ biến của dầu mè trong nhiều lĩnh vực hiện nay
Ứng dụng phổ biến của dầu mè trong nhiều lĩnh vực hiện nay

Hướng dẫn làm món ăn với dầu mè

Nếu bạn chưa từng sử dụng dầu vừng thì hãy tham khảo những món ăn làm từ loại dầu thần dược này ngay sau đây để bổ sung thêm thực đơn cho gia đình mình nhé.

Salad dầu mè rau củ

Nguyên liệu cần có là các loại rau củ bạn yêu thích, ưu tiên những màu sắc bắt mắt để kích thích vị giác, khứu giác; ngoài ra còn có rau thơm, ớt, đường, tiêu xay, muối, giấm trắng và nguyên liệu không thể thiếu là dầu mè.

Sơ chế nguyên liệu bằng cách cắt sợi hoặc cắt mỏng các rau củ. Với bước pha chế nước sốt, bạn cho 50ml giấm trắng cùng 2 muỗng đường, 1 ít tiêu xay, 1 ít muối và cho 50ml dầu vừng vào khuấy đều.

Bước làm salad trộn cuối cùng, bạn thực hiện bằng cách cho các loại rau củ đã sơ chế vào tô lớn, rưới nước sốt vào trộn đều và thưởng thức. Lưu ý trộn nhẹ tay để tránh làm nát rau, mất thẩm mỹ.

Chế biến các món ngon tuyệt hảo với dầu vừng
Chế biến các món ngon tuyệt hảo với dầu vừng

Có thể bạn quan tâm:

Miến xào dầu mè rau củ

Nguyên liệu cần chuẩn bị là miến dong, hành tây, cà rốt, nấm (có thể mộc nhĩ, đông cô, kim châm…), rau mùi, tôm, thịt, dầu vừng, dầu hào, muối, tiêu, ớt,… Sơ chế nguyên liệu, trước tiên với miến trùng sơ với nước sôi rồi vớt ra, rửa lại nước sạch cho ráo. 

Tôm bóc vỏ, làm sạch và hành tây, cà rốt làm sạch, thái sợi vừa ăn. Với thịt lợn, bạn tiến hành cắt thành các miếng nhỏ. Nấm mộc nhĩ ngâm với nước nóng, sau đó cắt bỏ phần chân và rửa sạch với nước lạnh, để ráo nước và cắt sợi dài.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu mè vào xào chung với thịt lợn, tôm, nấm cùng gia vị cho vừa khẩu vị. Tiếp đó bắc một chảo khác lên bếp, cho miến xào nhanh với dầu vừng. Sau đó, cho phần thịt, tôm, rau củ đã xào vào xào cùng với miến, thêm nước tương, hạt nêm, 1 ít tiêu, muối vào cho vừa ăn. 

Lưu ý, không nên đảo miến lâu quá sẽ làm miến nhão và mất hương vị món ăn. Sau khi nguyên liệu đã được hòa quyện với nhau, tắt bếp, thêm 1 ít rau mùi trang trí và thưởng thức.

Từ những thông tin chúng tôi cung cấp, hy vọng bạn sẽ giải đáp những thắc mắc về dầu mè. Với những công dụng nêu trên, đây quả thực là thần dược cho sức khỏe con người thêm khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Loại dầu này xứng đáng có mặt trong không gian bếp núc của riêng bạn.

Đọc nhiều nhất