Rết (Centipede), theo nghĩa đen có nghĩa là “một trăm chân”. Mặc dù chúng có rất nhiều chân, như không hẳn là chỉ có 100 chiếc chân. Rết có thể có từ 30 đến hơn 300 chân, tùy thuộc vào loài. Bạn đã biết các đặc điểm của loài rết rất đặc biệt và thú vị chưa. Nếu chưa hãy cùng đọc bài viết này để biết các thông tin hấp dẫn này nhé.
Đặc điểm của loài rết về phân loại
Rết thuộc loài động vật chân khớp (Arthropoda) và có tất cả các đặc điểm của động vật chân khớp đặc trưng của họ hàng (côn trùng, nhện). Ngoài ra, rết cũng thuộc lớp Chilopoda (lớp chân môi).
Rết thuộc nhóm động vật thân đốt, phân ngành nhiều chân. Cơ thể cấu tạo gồm 2 phần đầu và thân. Đầu của rết thường có dạng tròn hoặc dẹt mang đặc điểm chung của phân ngành nhưng vẫn có sự khác biệt như râu chẻ hoặc chân kép. Phần thân mang nhiều đốt, mỗi đốt mang một đôi chân.
Điều đặc biệt là tưởng chừng lúc nhìn thoáng qua, chúng ta sẽ nghĩ những đốt này giống hệt nhau nhưng trên thực tế rết mang trên mình những đốt thân dài và ngắn nằm xe kẽ. Đốt đầu tiên mang hai kìm chứa nọc độc có nhiệm vụ tiết độc tấn công con mồi và đối thủ. Số lượng chân của loài rết vô cùng đa dạng, có thể là 20 cho đến 300 chân.
Đặc điểm của loài rết về hình dạng
Chân rết nối liền cơ thể với hàng trăm chiếc chân dọc theo cơ thể nó. Điều này cho phép nó chạy khá nhanh, dễ dàng săn đuổi con mồi hoặc chạy trốn kẻ thù. Rết chỉ có một cặp chân trên mỗi đoạn cơ thể, đây là một dấu hiệu rất quan trọng giúp bạn phân biệt rết với giun.
Thân rết dài và phẳng, với một cặp râu dài nhô ra từ đầu. Cặp chân trước có cấu tạo đặc biệt, hoạt động như các nanh, được sử dụng để chích nọc độc và làm bất động con mồi.
Loài rết lớn nhất thế giới được biết tới nhiều nhất là loài rết có tên khoa học là Scolopendra gigantea với độ dài trung bình vào khoảng 26 cm và có thể phát triển tới hơn 42 cm.
Mặc dù rết có các mắt đơn tập trung tại phần đầu tạo thành mắt kép nhưng chúng không thể phân biệt được hình dạng đối phương hoặc sinh vật xung quanh như các loài chân lớp cùng hệ khác. Chúng chỉ có khả năng cảm nhận được sáng và tối.
Điểm yếu của loài rết là cấu tạo của lớp vỏ thiếu hoàn thiện, không có lớp cutin dạng sáp nên rết rất dễ bị mất nước khi trời khô hạn và nắng nóng. Điều này giải thích tại sao chúng chỉ tập trung sống ở những vùng có khí hậu ẩm thấp.
Thức ăn
Rết ăn côn trùng và các động vật nhỏ khác. Đặc điểm của loài rết cũng giống các loại côn trùng khác. Một số loài rết cũng ăn thực vật hoặc xác động vật chết đang phân hủy. Những con rết khổng lồ, sống ở Nam Mỹ, ăn nhiều động vật lớn hơn, bao gồm chuột, ếch, thậm chí rắn.
Khi những con rết nhà gớm ghiếc xuất hiện trong nhà, bạn thường có suy nghĩ sẽ tiêu diệt nó. Nên cân nhắc lại hành động này vì rết ăn côn trùng, bao gồm các trường hợp trứng gián.
Vòng đời của rết
Đặc điểm của loài rết là rết có thể sống lên đến 6 năm. Ở những vùng nhiệt đới, rết sinh sản quanh năm. Tại những vùng ôn đới, rết ngủ đông và nổi lên mặt đất khi mùa xuân đến.
Rết trải qua quá trình biến thể không đầy đủ, với ba giai đoạn cuộc sống. Đa số con rết cái đẻ trứng vào đất hoặc chất hữu cơ ẩm ướt khác.
Ấu trùng nở và trải qua nhiều giai đoạn lột xác trước khi trưởng thành. Ấu trùng nhỏ có ít đôi chân hơn bố mẹ chúng và mỗi lần lột xác thì chúng lại có thêm nhiều chân hơn.
Khả năng sinh sản của rết vô cùng kinh ngạc,chúng thuộc loài sinh sản đơn tính. Không cần bất kì sự giao phối trực tiếp giữa con đực và con cái. Đơn giản là những chú rết đực thả bao tinh của mình để rồi các con rết cái “ tự” nhặt lấy. Ngoài ra, chu kì sinh sản của rết không cố định theo mùa.
Tự vệ
Khi bị đe dọa, rết sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để tự vệ. Những con rết nhiệt đới to lớn không ngần ngại tấn công và có thể gây đau đớn. Rết đá sử dụng chân sau dài của chúng để ném chất dính vào kẻ tù.
Con rết sống trong đất thường không tự vệ. Thay vào đó, chúng cuộn mình lại giống như quả bóng để tự bảo vệ mình. Rết nhà thì chọn cách chạy thật nhanh khi bị tấn công.
Hy vọng bài viết đặc điểm của loài rết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài côn trùng nhiều chân này. Cùng đón đọc các bài viết khác trên website của mình nhé