Cây ngũ sắc mang một đặc điểm vô cùng cuốn hút với những bông hoa nhiều màu sắc thường được bày trí quanh vườn để tạo điểm nhấn. Hơn thế nữa, hoa ngũ sắc còn được sử dụng như một vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng cho sức khỏe của người dùng. Cùng tìm hiểu về những đặc điểm độc đáo cùng những lợi ích mà loài hoa quý này mang tới nhé!
Cây ngũ sắc là loại cây như thế nào?
Cây ngũ sắc hay còn được mọi người sử dụng với cái tên quen thuộc là bông ổi hay thơm ổi có tên khoa học Lantana camara L. Đây là loại cây thuộc họ nhà Cỏ Roi Ngựa có nguồn gốc từ các nước vùng Trung Mỹ và được trồng rộng rãi hiện nay.
Hoa ngũ sắc mang ý nghĩa như thế nào?
Cây ngũ sắc mang một màu sắc khác nhau nên thể hiện một ý nghĩa phong thuỷ thể hiện một vẻ đẹp tự nhiên và hài hoà bình dị, giống như con người luôn yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, viết trân trọng những gì đang sở hữu và cố gắng để phát triển bản thân để hoàn thành những mục tiêu đề ra.
Hoa ngũ sắc mang một sức sống mãnh liệt thể hiện ý chí bền bỉ, chăm chỉ, dũng cảm đương đầu với những khó khăn, không chịu lùi bước trước thử thách chông gai trong cuộc sống. Do đó, rất nhiều người trồng một chậu hoa ngũ sắc trong nhà để giúp con người có được năng lượng tích cực và có được cuộc sống hạnh phúc, may mắn và nhiều tài lộc hơn.
Đặc điểm của cây ngũ sắc
Cây ngũ sắc là dạng cây mọc thành bụi với thân cây khá nhỏ và chiều cao trung bình thường khoảng 1.5 mét. Thân cây hoa ngũ sắc có hình vuông và có nhiều gai nhọn và có một mùi hăng đặc biệt không lẫn với các loại cây cỏ khác. Cây mọc nhiều cảnh phát triển rộng ra bốn phía với những cảnh rất mềm. Lá cây có màu xanh với nhiều hình dạng khác nhau như trái tim hay hình trái xoan và đầu nhọn nhưng tròn ở góc và lông ở trên bề mặt.
Đặc điểm ấn tượng của cây hoa ngũ sắc chính là bông hoa có nhiều màu sắc thường mọc thường chụp nằm thành từng cụm ở đầy cành tô điểm cho không gian. Hoa ngũ sắc là sự kết hợp giữa nhiều màu sắc với nhau như màu cam, hồng đậm, đỏ trắng, hồng phấn vì vậy tên gọi này bắt nguồn từ lý do đó.
Hoa của cây ngũ sắc thường ra quanh năm và cho cho quả vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9. Quả khi non có màu xanh và khi chín lại có màu đen ở có hình dạng hình cầu có nhiều hạt nhỏ bên trong. Tuy vỏ bên ngoài có hình dáng không được đẹp mắt nhưng ăn vào có vị rất ngọt thanh, rất lạ miệng.
Thành phần hoá học và cách bảo quản cây hoa ngũ sắc
Trong thành phần của hoá học có nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe nên được người dùng thu hái và sơ chế để bảo quản sử dụng lâu dài:
Thành phần hóa học của cây hoa ngũ sắc
Theo như các nghiên cứu từ các nhà khoa học, cây ngũ sắc có chưa đến 0.2 tinh dầu ở dạng hoa lá tươi còn lá khô lượng tinh dầu sẽ ít hơn. Ngoài ra trong lá của cây hoa ngũ sắc còn có hợp chất là latanin và lataden. Trong vỏ cây có chứa một lượng lớn các hợp chất alcaloid là lantanin.
Bảo quản cây ngũ sắc hiệu quả
Cây hoa ngũ sắc thường được mọi người sử dụng để làm thành các loại thuốc nên trong quá trình thu hái người ta sẽ thu hoạch tất cả từ rễ cây đến lá và hoa. Sau đó sẽ phân chia thành nhiều bộ phận và rửa sạch sẽ, thái nhỏ đem đi phơi nắng dưới ánh mặt trời hoặc sấy khô ở nhiệt độ nhất định. Để có thể sử dụng trong thời gian dài, người dùng sẽ mang những dược liệu thuốc này bảo quản ở khu vực thoáng mát, sạch sẽ, tránh để những nơi ẩm ướt.
Tác dụng bất ngờ của cây hoa ngũ sắc
Loại cây đặc biệt này mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng như sau:
Làm thành thuốc
Người ta thường dùng lá, hoa và rễ cây ngũ sắc để bào chế thành các loại thuốc để chữa bệnh. Theo như Đông y, lá hoa ngũ sắc thường có vị đắng không hề có độc, hoa có vị ngọt và mát, rễ có vị dịu bên thường được dùng để điều trị một số bệnh như cầm máu, hạ sốt hay quan bị. Cụ thể như:
- Hạn chế cơ đau co thắt cơ trơn: Theo một số nghiên cứu từ các nhà khoa học khi dùng chiết xuất của cây hoa ngũ sắc cho một số người bị đau co thắt ở cơ trơn thì thấy những biến chứng của cơn đau đã được biến mất, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Giúp hạ huyết áp: Người ta còn tiến hành làm nghiên cứu và còn phát hiện loại cây này còn có tác dụng hạ huyết áp rất tốt.
- Giúp diệt khuẩn và điều trị viêm da hiệu quả: Trong tinh dầu của lá và hoa của cây ngũ sắc có chứa nhiều thành phần có tác dụng diệt vị khuẩn, giúp hết mẩn ngứa, hạn chế những bệnh về viêm da rất tốt.
- Chữa bệnh cảm mạo: Người ta sử dụng hoa của cây hoa ngũ sắc đun cùng một lít nước, đun đến khi lượng nước giảm xuống một nửa thì cho bệnh nhân đang bị cảm uống trong ngày, sẽ thấy bệnh được cải thiện đáng kể.
- Giúp điều trị bệnh xương khớp rất tốt: Người ta sử dụng rễ cây ngũ sắc phơi khô để làm thành thuốc uống hỗ trợ bệnh xương khớp rất tốt.
Làm hàng rào và trang trí
Từ xa xưa, cây ngũ sắc được mọi người sử dụng như một loài hoa để trang trí ở vườn hoặc đưa đưa vào các chậu cảnh để tô điểm cho không gian sống. Loài hoa này mang một vẻ đẹp rất lạ và đầy sự cuốn hút thích hợp với các điều kiện khí hậu, nên được trồng khá phổ biến. Bạn sẽ thường thấy những bụi cây hoa ngũ sắc được trồng thành từng hàng thẳng tắp vừa có tác dụng làm hàng rào vừa để trang trí cho ngôi nhà. Một số nghệ nhân làm bonsai còn sử dụng loại cây này đưa vào trong chậu và uốn các thể cực kỳ đẹp mắt và thu hút.
Tác dụng chống sự xói mòn đất
Ở một số khu vực ở trên các vùng đồi núi loại cây này được trồng rất rộng rãi vì nó có tác dụng chống xói mòn đất rất hiệu quả. Loại cây này với đặc tính phát triển nhanh và rễ cây bám chặt vào lòng đất được xem là một lớp bảo vệ cho bề mặt đất, hạn chế tình trạng xói mòn rất hay xảy ra ở những vùng núi.
Một số tác dụng khác của cây hoa ngũ sắc
Ngoài những công dụng kể trên cây hoa ngũ sắc còn được người dân sử dụng để làm:
- Sử dụng cây ngũ sắc để làm thành thức ăn cho những chú cừu con vì thành phần dinh dưỡng cao, giúp cừu con tăng được sức đề kháng.
- Sản xuất các loại khí sinh học từ ngũ sắc trộn cùng với phân.
- Người ta còn dùng cành của cây ngũ sắc phơi khô để làm thành củi đốt
- Sử dụng hoa và lá cây để tạo thành tinh dầu, phục vụ cho việc điều chế nước nước hoa.
- Trong lá của cây hoa ngũ sắc có nhiều những vi chất có tác dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn, kháng viêm nên được dùng để lưu trữ khoa tây để chống lại sự phá hoại của côn trùng trong trồng trọt khoai tây.
Có thể bạn quan tâm:
- Bọ chét là gì? Đặc điểm và những tác hại cho sức khỏe
- Thuốc lào – Nét đặc trưng của những đàn ông Việt Nam
Những đặc điểm độc đáo và những tác dụng đầy bất ngờ của cây ngũ sắc đã được chia sẻ qua bài viết trên. Đây là một loại cây mang đến cho người dùng để làm vật trang trí để chữa bệnh.