Trang chủ Động vật hoang dã Cá nóc và những thông tin thú vị xoay quanh loài cá...

Cá nóc và những thông tin thú vị xoay quanh loài cá này

Cá nóc một loài động vật được nhắc nhiều đến bởi khả năng gây độc chết người của chúng. Tuy có hình dáng khá nhỏ và kỳ dị nhưng khả năng gây độc của chúng rất cao. Tại Nhật Bản, những đầu bếp chuyên nghiệp vẫn có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon từ loài cá này. Cùng khám phá cụ thể qua những thông tin cụ thể sau đây. 

Đôi nét về cá nóc

Cá nóc là một loài sinh vật biển có xương sống và có khả năng gây độc rất cao với con người, sinh sống chủ yếu ở vùng biển cận nhiệt đới, cực đa dạng về nơi sinh sống nhưng thường tìm thấy ở vùng nước mặn nhiều hơn nước ngọt. 

Chúng có nhiều tên gọi khác nhau, bộ cá nóc nói chung có tên khoa học là  Tetraodontiformes bao gồm tất cả có 9 học và hiện nay có khoảng hơn 400 loài. Cá nóc có kích thước khá đa dạng, từ rất nhỏ đến trung bình thường dài khoảng 4-40cm. Thân của chúng hơi tròn so với những loài cá khác, phần thịt trắng và mắt lồi ra, có phần đầu to. 

Sinh vật này được xem là rất độc, và độc tính tập trung vào nhiều vùng trên cơ thể như ruột gan, da, cơ bụng và đặc biệt là trứng. Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng chúng có độc tính nhiều hơn ở những con cái, đặc biệt là khi chúng bước vào mùa sinh sản. 

Loài sinh vật biển có xương sống và có khả năng gây độc
Loài sinh vật biển có xương sống và có khả năng gây độc

Đặc điểm sinh học của cá nóc

Cá nóc có hình thù khá kỳ lạ khi phần khoang bụng của chúng rất lớn, đôi khi phồng lên giống như một quả bóng, không có vảy và vây bụng. Theo các chuyên gia nhận định rằng điều này là do kiểu bơi chậm chạp của chúng và có tập tính riêng để thoát khỏi kẻ thù thay vì chạy trốn. Chúng thường tận dụng khả năng đàn hồi cao của bản thân để nhanh chóng hấp thu cho mình một lượng nước lớn, tạo thành quả bóng lớn. 

Điều này gây cản trở để những kẻ thù không thể ăn được, và nhiều loài còn có gai bao ngoài nên không nhiều loài ăn thịt được chúng. Đầu cá tròn, đặc biệt chúng có hàm răng rất khỏe và chúng chỉ có một lỗ mang duy nhất thay vì khe mang như những loài cá khác. Cá nóc có nhiều màu sắc đa dạng, nhiều loài khá sặc sỡ như đang thể hiện cho khả năng gây độc của chúng. 

Tuy nhiên, cũng có những loài màu sắc gần như tương đồng với màu sắc xung quanh chúng. Thức ăn của cá nóc thường là tảo và những sinh vật giáp xác, không xương sống, một số loài có hàm răng chắc khỏe ăn cả những động vật có vỏ. Theo các nhà khoa học, những độc tố có khả năng gây chết người của chúng là được tổng hợp từ những loài vi khuẩn trú ngụ mà nó ăn. 

Phần khoang bụng của chúng rất lớn
Phần khoang bụng của chúng rất lớn

Môi trường sống và sinh sản của cá nóc

Có nhiều loài cá nóc khác nhau và chúng sống trong những môi trường riêng biệt có thể là nước ngọt hoặc là biển. Và môi trường sống của chúng chủ yếu là đáy biển, san hô, sông hồ, ven biển. Chúng thường được tìm thấy ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Ấn Độ Dương & Đại Tây Dương hoặc Thái Bình Dương.

Đây là loài có độc tính cao và đặc biệt khi  bước vào mùa sinh sản độc tính của chúng tiết ra càng nhiều hơn. Hình thức sinh sản của chúng là đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Cá nóc thường đẻ trứng lên giá thể và những con cá đực sẽ đi theo để tưới tinh trùng lên trứng, chúng cũng có trách nhiệm bảo vệ cá con.Thường mùa sinh sản của chúng là vào tháng 7-9 thường niên, và cũng có nhiều độc tố nhất, không nên đánh bắt làm thức ăn. 

Phân loại cá nóc ở nước ta

Cá nóc ở nước ta có nhiều loại khác nhau và mang nhiều đặc điểm riêng, cụ thể:

Cá nóc da beo

Đây là loài cá được đánh giá là có ít độc tố và có thể sử dụng để nuôi làm cảnh hoặc là chế biến. Cá có hình dáng khá nhỏ và có nhiều đốm màu chúng có thể giết chết các loài cá và ốc khác nhỏ hơn. Cá nóc da beo ăn tạp, thức ăn yêu thích của chúng là những loài cá nhỏ, ấu trùng… 

Porcupine Puffer 

Đây là một loại cá nóc nhím với các gai nhỏ bao quanh khắp cơ thể giống hệt như những con nhím. Nếu như bị va chạm và tấn công, có thể của chúng sẽ phình to ra lộ rõ những phần gai để bảo vệ mình. 

Porcupine Puffer với các gai nhỏ bao quanh khắp cơ thể
Porcupine Puffer với các gai nhỏ bao quanh khắp cơ thể

Cá nóc mít

Đây là một trong những loài cá rất thông dụng, phổ biến nhiều ở vùng biển nước ta, cá này cực độc. Chúng có kích thước nhỏ, màu nâu vàng và vùng bụng sáng, bắt gặp ở vùng nước miền Tây khá nhiều. Đây là cá rất độc, tốt nhất không nên đánh bắt hay chạm vào chúng. Nước ta có rất nhiều loài cá nóc khác nhau, có đến 60 loài khác nhau và khoảng 50% là có độc. 

Tìm hiểu về độc tố trong cá nóc

Như đã nói ở trên, cá nóc là một loài vô cùng độc, và chất độc của chúng là tetrodotoxin và được đánh giá có độc tính mạnh hơn HCN gấp 1200 lần, có khả năng giết chết 30 người khi chỉ dùng độc tố của một con cá. Có một điều thú vị là bản thân những con cá này không hề tự sinh chất độc, mà được tạo thành từ những vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể chúng. 

Độc tố của tetrodotoxin của cá khi xử lý ở nhiệt độ cao 1000 độ trong 6h có thể giảm một nửa, và ở 2000 độ C là biến mất hoàn toàn. Cá này được khuyến cáo không nên sử dụng, và có nhiều quy định được đưa ra cấm đưa loài cá này vào thực phẩm. Những triệu chứng điển hình khi trúng độc cá nóc như: 

  • Chân tay và cơ thể trở nên tê liệt, buồn nôn, mệt mỏi và đổ mồ hôi liên tục. 
  • Cơ thể có thể tê liệt hoàn toàn, huyết áp giảm mạnh, lên cơn co giật và tim ngừng đập dẫn đến tử vong. 

Một số loài cá nóc có ít độc tố sẽ được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Nhưng bạn không nên tự ý chế biến các món ăn từ sinh vật có độc này. Những món ăn từ loài cá này thường được thực hiện bởi những người đã có kinh nghiệm và có chứng chỉ chế biến. Nếu như muốn thưởng thức những món ăn từ cá nóc, nên đến những nhà hàng chuyên phục vụ món ăn này. 

Cá có ít độc tố sẽ được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau
Cá có ít độc tố sẽ được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau

Có thể bạn quan tâm:

Phương pháp xử trí khi ngộ độc cá nóc

Ngay từ khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc cá nóc như tê lưỡi, ngón tay và nạn nhân vẫn còn tỉnh táo hãy sơ cứu tìm các phương pháp gây nôn. Bạn có thể thực hiện một số phương pháp như ngoáy học, móc học,  xốc ngược lên… Khi thực hiện các phương pháp gây nôn, hãy để cho bệnh nhân theo tư thế nằm nghiêng người, đầu thấp để tránh ách tắc đường thở. 

Sau đó, cho bệnh nhân uống than hoạt tính nếu như còn tỉnh táo chưa lâm vào hôn mê. Chuẩn bị 250ml nước hòa đều cùng với khoảng 30g than hoạt tính đối với người trưởng thành. Còn đối với trẻ nhỏ bên uống với liều lượng 1g trên 1kg trọng lượng cơ thể pha cùng với 50ml nước sạch quấy đều. Than đóng vai trò hấp thu toàn bộ các chất độc cá nóc trong đường tiêu hóa. 

Tốt nhất, nên xử trí sớm để bệnh nhân uống sau khi trúng độc cá trong vòng 1h sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Với trường hợp bệnh nhân nặng, đã lâm vào tình trạng hôn mê, thở yếu, ngừng thở thực hiện ngay các phương pháp hô hấp nhân tạo. Sau khi sơ cứu hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời .  

Với những thông tin thú vị trên, bạn đã hiểu hơn về cá nóc là gì và khả năng gây độc của chúng. Trong trường hợp trúng độc bởi loài cá này, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu và đưa đến bệnh viện. 

Đọc nhiều nhất