Cây lá ngón thường được tìm thấy ở vùng núi, nổi tiếng với độc tính có thể đe dọa tới tính mạng của con người. Không ít người nhầm lẫn loài cây này với những giống cây khác, điều này là vô cùng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn loài cây “tử thần” này qua những thông tin chi tiết dưới đây.
Đôi nét là cây lá ngón
Lá ngón là thực vật dạng thân leo, màu xanh có tên danh pháp khoa học là Gelsemium elegans và chúng còn có nhiều tên gọi khác như hoàng đằng, câu vẫn, rút ruột, có khả năng gây độc rất cao thường phân bố ở vùng núi phía Bắc nước ta.
Trước đây, loài cây này được xếp vào họ Mã tiền (Loganiaceae), như đến thời điểm hiện tại đã được xếp vào họ mới có tên là Hoàng đằng Gelsemiaceae. Bên cạnh đó, có một số dân tộc thiểu số cũng có một số thực vật mang tên “lá ngón” tuy nhiên lại không có độc tính và có ăn được, cần phân biệt với những loại có độc.
Thân quấn cây có thể lên đến 12m, cái tên đoạn trường thảo để miêu tả khi ăn lá cây này có thể đứt từng đoạn ruột mà chết. Trên thực tế, đã có rất nhiều người bị trúng độc, nguy hiểm đến tính mạng khi ăn loại lá này.
Lá ngón tìm thấy nhiều ở vùng núi, người dân tại đây thường tìm đến loại lá này để “thoát khỏi cuộc sống”. Độc dược của lá cây này có thể gây ra tử vong ngay sau khi ăn phải hoặc uống nước, bởi trong loại lá này có rất nhiều chất độc có thể gây chết người. Cây mọc nhiều ở các địa phương như Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn…
Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng có kiến thức về cây lá ngón, thậm chí còn nhầm lẫn với nhiều cây có thể ăn được. Vậy nên, cần phải biết cách nhận biết, tránh xa loại lá này tránh nguy hiểm đến bản thân.
Đặc điểm sinh thái của cây lá ngón
Cây lá ngón có phần thân và cành vươn lên nhưng đều không có lông bao phủ. Phần thân của cây thường có khía dọc, lá dạng thuôn dài, phần đầu nhọn, mặt lá bóng nhẵn và thường mọc đối xứng với nhau. Lá có kích thước về chiều rộng đạt khoảng 2,5 – 5,5 cm còn phần chiều dài khoảng 7 – 12 cm.
Hoa của cây lá ngón có màu vàng khá đặc trưng với 5 cánh, tạo thành từng chùm một ở đầu cành và thường nở vào cuối hè, đầu đông. Về hình dạng quả, thường có màu nâu, trơn nhẵn, không có lông bao quanh, lá thon dài, kích thước khá nhỏ chỉ khoảng 0,5 cm. Những cành lá non có màu lục nhạt, nhưng khi già hơn sẽ có màu xám nhạt.
Cây mọc nhiều ở các vùng núi khu vực phía bắc, các tỉnh như Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Bình, Cao Bằng, Lào Cai,…Lá ngón thường mọc nhiều tại những vùng nhiệt đới, khí hậu ẩm như một số nước châu Mỹ và Trung Quốc.
Tìm hiểu về độc tính của lá ngón
Lá ngón vô cùng độc, bởi trong độc tố của nó có chứa hoạt chất alkaloid trong nháy mắt có thể gây tử vong một người khỏe mạnh. Alkaloid là một hợp chất có tính bazo, có dị vòng nitơ tìm thấy nhiều ở thực vật và một số loài động vật. Hợp chất này có hoạt tính vô cùng cao, có thể tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, nên có thể gây chết người nhanh chóng
Đây là một hợp chất vô cùng nguy hiểm, có thể chỉ mất từ 5-30 phút và có thể ngấm cực nhanh vào đường tiêu hóa. Thời gian gây độc sau khi ăn lá ngón thường mất khoảng 1-7 tiếng. Thành phần alkaloid có chứa trong tất cả các bộ phận của cây từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây theo thứ tự sắp xếp giảm dần.
Những triệu chứng khi ăn phải lá ngón
Theo các nghiên cứu về lá ngón, có những trường hợp ngắt cây, bẻ cành những chất độc có trong loài cây này có thể vô tính dính vào tay. Nếu như không cẩn thận tiếp xúc với đồ ăn, hoặc là những vết thương hở có thể gây ra nhiều dấu hiệu khác nhau. Ban đầu là sẽ là các triệu chứng đau họng, buồn nôn, khát nước, hoa mắt, sau đó có thể dẫn đến hiện tượng ngừng hô hấp đến chết.
Theo các chuyên gia, độc tính nội tại của cây lá ngón quá mạnh nên thường gây chết người rất nhanh. Những triệu chứng điển hình nếu như không may ăn phải, hoặc dính phải loài cây này đó là:
- Cơ thể vô cùng mệt mỏi, cảm giác khó chịu, da trở nên lạnh toát, mồ hôi đổ liên tục, chân tay khó vận động thậm chí khả năng liệt cơ hoàn toàn rất cao.
- Mắt trở nên vô cùng nhạy cảm với ánh sáng do đồng tử giãn ra, mí sụp xuống, hàm dưới bị liệt không thể khép được miệng kín khi ăn phải lá ngón.
- Hơi thở trở nên dần yếu đi, hệ hô hấp bị suy giảm, huyết áp nhanh chóng tụt xuống, nhịp tim chậm dần rồi ngừng lại, cơ thể phản ứng lên cơn co giật.
Ngộ độc lá ngón nên xử trí thế nào?
Lá ngón tuy có những đặc điểm sinh học riêng nhưng thực chất không hề dễ phân biệt bởi chúng có nhiều đặc điểm tương đồng với những loại cây khác. Những người từ vùng khác đến, đi tham quan du lịch, đặc biệt phải cẩn trọng để tránh bị nhiễm độc từ loài cây nguy hiểm này.
Xử lý khi ngộ độc lá ngón
Nếu như không may dính phải độc của cây lá ngón, cần đưa ra những phương án xử lý nhanh chóng để phòng trừ những trường hợp xấu nhất. Trường hợp không được sơ cứu kịp thời có thể mất mạng chỉ sau từ 1 tiếng đến 7 tiếng trúng độc. Vậy nên, nếu như phát hiện có người không may dính phải, bị ngộ độc cần phải có những cách để nhanh chóng đưa chất độc ra bên ngoài cơ thể.
Một số phương án được đưa ra đưa ra như uống nước đầy, móc họng, gây nôn và sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở gần nhất để loại bỏ hoàn toàn chất độc lá ngón. Có thể ngăn cản chất độc thông qua uống than hoạt tính để loại bỏ hoàn toàn chất độc, truyền dịch, rửa dạ dày. Nếu như độc tính quá mạnh, nên đưa nạn nhân đến bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ vật tư y tế giúp giải độc, tránh những biến chứng nặng nề, dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa
Biện pháp hữu hiệu nhất chính là đưa ra các phương án phòng ngừa, nên chặt bỏ hoàn toàn loại cây này nếu như nhìn thấy chúng. Bởi đa phần các trường hợp ngộ độc loại cây tử thần này không phải là do vô tình mà do tự tử hoặc bị người khác đầu độc lá ngón. Vậy nên bên cạnh loại bỏ cây này, cần phát hiện sớm điều trị những bệnh lý liên quan đến stress, trầm cảm…
Có thể bạn quan tâm:
- Rắn ráo – Đặc điểm sinh học, phân bố và vai trò của loài
- Con nhện – Đặc điểm sinh học và phân loại đa dạng loài nhện
Một số ứng dụng của lá ngón trong đời sống
Tuy độc tính của lá ngón gây ra là rất mạnh, tuy nhiên trên thực tế loại cây nguy hiểm này vẫn được nghiên cứu và có những ứng dụng nhất định trong cuộc sống đó là:
- Trong y học: Người ta sử dụng loại cây này để điều trị một số bệnh ngoài ra như nhọt ngoài da hay eczema. Hoặc một số trường hợp nhiễm trùng nặng, phong, trĩ và phòng ngừa tổn thương do co thắt gây ra. Tuy nhiên chỉ hạn chế dùng ngoài ra chứ không được ứng dụng trong thuốc đường uống vì độc tính quá mạnh.
- Trong dân gian, người ta thường giã và đắp lá lên những vùng da có nốt nhọt, sau vài ngày sẽ thấy thuyên giảm rõ rệt.
- Ngoài ra, lá ngón còn được ứng dụng để chế tạo thuốc nhuộm tóc với liều lượng cho phép. Nhưng cũng vì thế mà chúng có độc tính cao, nên để xa tầm với của trẻ nhỏ.
Với những thông tin chi tiết bài viết đưa ra cụ thể, có thể nhận thấy lá ngón là loài cây vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, bạn cần phải cẩn trọng bảo vệ chính mình và những người xung quanh, không nên bẻ hoa, chụp hình, tốt nhất là tránh xa loài cây này.