Rắn lục đuôi đỏ nhìn bề ngoài rất đẹp mắt khi toàn bộ thân hình là một màu xanh và ở dưới đuôi có một màu hoe đỏ. Với vẻ nhìn đẹp nhưng lại là loài rắn độc, có tính sát thương cao. Chúng thường xuất hiện nhiều trong đời sống, trên các cành cây, bụi rậm màu xanh và ẩn ấp ở đó để săn mồi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về đặc tính của loài rắn này nhé.
Đôi nét về Rắn lục đuôi đỏ
Rắn lục đuôi đỏ thường xuất hiện nhiều nhất ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và một vài nơi khác. Loài rắn này thường sống trên cây, chúng có thể biến hóa và hòa mình vào màu xanh của cây cối nên hầu như rất khó phát hiện. Loài rắn này thuộc dạng có độc tính nguy hiểm. Loài rắn này di chuyển rất giỏi và cũng săn mồi rất đỉnh.
Cũng như những loài rắn phổ biến khác, rắn này cũng di chuyển bằng thân, không những thế, chúng còn biết ngụy trang rất tài tình. Chúng có đôi mắt sáng, định vị bằng lưỡi và nhận biết chuyển động bằng khứu giác. Đặc tính của chúng hầu như ngoài việc sống trên cây thì cũng không khác mấy loại rắn thông thường khác.
Thành phần độc của rắn lục đuôi đỏ gồm có 20 thành phần, một khi bị rắn này cắn, phải nhanh chóng sơ cứu, nếu không sẽ dẫn tới suy tim, suy hô hấp gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, người dân thường phải rất cẩn trọng khi gặp phải loài rắn, họ thường tránh xa và không lại gần để tránh bị chúng tấn công.
Loài rắn lục có đuôi đỏ sinh sống nhiều ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói chung. Hầu như chỗ nào có nhiều bụi rậm, cây xanh thì chắc chắn ở đó sẽ có loài bò sát này. Chúng phát triển song song với cuộc sống con người cho đến ngày nay.
Rắn lục có đuôi màu đỏ không phải là loài hiếm thấy mà hầu như thường xuyên gặp. Chúng cũng có bản tính sống và săn mồi về đêm và hoạt động kín đáo, bí mật. Từ xưa đến nay, chúng luôn có tập tính chui rúc và quấn mình ở trên cây vừa sinh sống và vừa săn mồi.
Tập tính sống của rắn lục đuôi đỏ
Như chúng tôi đã nói, rắn lục có đuôi màu đỏ có hầu hết ở các khu vực Đông Nam Á, chúng phổ biến tới mức hầu như ai cũng có thể nhìn thấy. Môi trường sống khác nhau tùy theo từng khu vực thì chúng cũng sẽ có tập tính khác nhau. Chúng cũng sống về đêm và sống đơn độc. Loài rắn này cũng mang nhiều tính hoang dã và dễ tấn công con người.
Thông thường loài vật này sống trong hốc cây, khe cành cây hoặc quấn mình trên cây. Chúng có thể ngụy trang để hòa màu sắc thân mình với cây cối. Rắn lục đuôi đỏ cũng cần phải ẩn náu để né tránh những kẻ săn mồi khác. Việc chúng ẩn náu trên thân cây cũng giúp cơ thể chúng được mát mẻ hơn.
Rắn lục đuôi đỏ săn mồi như thế nào?
Rắn lục thông thường sống ở trên cây nên hầu như chúng thường ngụy trang để thực hiện quá trình săn mồi. Các loài như chim chóc, các loài động vật sống trên cây như ếch nhái, chuột, thằn lằn, rắn mối, … sẽ là thức ăn của loài này. Với nọc độc và răng nanh sắc nhọn, chúng có thể cạp chặn con mồi và thực hiện tiết chất độc để giết chết.
Cũng như các loài rắn có độc khác, loài rắn này cũng sẽ tự miễn dịch với chính nọc độc của chúng khi tiết ra. Chúng có khả năng tấn công mạnh và ghì chặt đến khi con mồi chết. Điều này chính là một trong những đặc tính độc đáo mà chúng có thể thực hiện khi săn mồi ở trên cây. Chính vì vậy, một khi con mồi nằm trong tầm ngắm của loài rắn này thì chắc chắn không thể nào thoát được.
Rắn lục có đuôi đỏ cũng có tập tính đặt bẫy để thực hiện săn mồi, chúng áp dụng cái đuôi màu đỏ để tạo thành cái bẫy và dụ con mồi đến để thịt chúng một cách nhanh chóng và gọn lẹ nhất. Sau khi giết được con mồi, loài rắn này cũng nuốt xuống bụng và đợi tiêu hóa. Thông thường những thức ăn không thể tiêu hóa được, chúng đều thực hiện thải ra bằng cách đẩy từ bụng ra ngoài.
Rắn lục đuôi đỏ đẻ con hay đẻ trứng?
Đến mùa sinh sản, những con rắn đực sẽ đi tìm rắn cái và thực hiện giao phối theo bầy đàn. Với số lượng khổng lồ và treo mình ở trên cây. Một con cái có thể thực hiện giao phối với 1 con đực mà chúng cảm thấy ưng ý nhất. Kể từ khi giao phối và mang thai, rắn cái cực kỳ khó chịu và dễ kích động và hay tấn công những vật thể chuyển động gần.
Sau thời gian giao phối và mang thai Rắn lục đuôi đỏ sẽ đẻ con chứ không đẻ trứng, chúng không cần ấp trứng hay nuôi con bằng hình thức bơm mồi. Sau khi rắn con được đẻ sẽ thực hiện bản năng sinh tồn như một loài rắn trưởng thành khác. Tùy vào quá trình ẩn náu, chúng sẽ tiếp tục sống tiếp hoặc bị chết, bị giết, hoặc trở thành con mồi của loài khác.
Rắn lục đuôi đỏ lột xác như thế nào?
Rắn lục hay bất kỳ loài rắn nào khác đều phải trải qua quá trình lột xác để thay da đổi thịt. Điều này giúp cho cơ thể của chúng trở nên khỏe mạnh hơn, việc thay đổi da sẽ khiến chúng loại bỏ những vi khuẩn hoặc các loại ký sinh gây hại cho cơ thể. Quá trình lột da của rắn lục có đuôi đỏ cũng thực hiện lột xác ở trên cây, nơi chúng sinh sống.
Tùy theo thời gian dài ngắn khác nhau mà loài rắn này có thể thực hiện lột các từ 1 đến 2 lần trong 1 hoặc 2 tháng. Chỉ rắn trưởng thành mới cần phải lột xác, con rắn nhỏ thì hầu như chúng không thể thực hiện được quá trình này. Vì cơ thể rắn nhỏ mềm và yếu hơn, cho nên việc lột xác sẽ gây tổn thương thân thể chúng.
Trước khi lột xác, rắn lục có đuôi đỏ chỉ nằm im và quấn mình trên cây trong thời gian 2,3 ngày để lớp bỏ được bong tróc ra. Sau đó chúng sẽ cà đầu và thân mình vào nhánh cây để thực hiện lột lớp vỏ ngoài. Điều này có thể diễn ra trong vài tiếng hoặc cả ngày. Lớp da xù xì, thô ráp trước khi được loại bỏ phải cần làm mềm bằng cách ẩn nấp những nơi ẩm ướt nhất như hốc cây, thân cây có nước.
Sau quá trình lột xác, rắn lục đuôi đỏ sẽ nghỉ ngơi và sau đó sẽ bắt đầu quá trình săn mồi của chúng. Cơ thể sau khi lột da sẽ khỏe mạnh và bóng loáng, tươi tắn hơn. Vì vậy bản năng của chúng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và săn mồi hiệu quả hơn.
Rắn lục có đuôi đỏ có phản ứng tự vệ không?
Loài rắn lục này có phản ứng tự vệ và tấn công nếu thấy xuất hiện mối nguy hiểm cận kề. Chúng không ngại đáp trả bằng những cú phi lên và cắn mạnh vào đối thủ. Những trường hợp không né được sẽ đều xảy ra tất yếu một là thành con mồi của chúng, 2 là chết do trúng độc.
Bạn sẽ không biết được điều gì sẽ xảy ra với chính mình khi bị loài rắn này cắn đâu nhé. Vậy nên, hãy tránh xa càng sớm càng tốt nếu gặp phải trong quá trình đi săn bắt, làm rẫy ở những nơi có bụi rậm. Chúng là loài rất nhạy cảm, phản ứng nhanh, sức phi lên để cắn là cực kỳ gọn và lẹ.
Rắn lục đuôi đỏ là một loài sinh trưởng nhanh, khả năng sống của chúng cực kỳ mạnh mẽ. Vì vậy hầu như chúng bị săn bắt để tiêu hủy để tránh làm gây hại đến con người và vật nuôi. Ở Việt Nam, có nhiều huyện thị đã phát động phong trào săn bắt, tiêu hủy loài động vật này.
Có thể bạn quan tâm:
- Rắn chàm quạp – Sát thủ với kịch độc nguy hiểm nhất hiện nay
- Rắn hổ đất sống ở đâu? Nhận biết rắn hổ đất như thế nào?
Loài rắn lục đuôi đỏ thật sự rất dễ sống và dễ phát triển cho nên tập tính sinh hoạt của chúng có thể gây hại cho môi trường và cuộc sống hiện tại. Chính quyền luôn khuyến cáo người dân cần cẩn thận hơn khi gặp và cũng cần phải phát quang bụi rậm để tránh việc loài rắn này chui vô nhà gây hại cho gia đình.