Trang chủ Tin tức Bọ hung: Đặc điểm loài và vai trò sinh thái quan trọng

Bọ hung: Đặc điểm loài và vai trò sinh thái quan trọng

Bọ hung là loài côn trùng có chủng loại khá đa dạng và bạn có thể bắt gặp ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Theo thống kê, hiện đang có khoảng 30.000 loài khác nhau với tỷ lệ chiếm 10% tổng số bọ cánh cứng đã được phát hiện và biết đến. Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về cuộc sống của loài côn trùng này cũng như vai trò đối với hệ sinh thái trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về bọ hung

Bọ hung có tên khoa học là Scarabaeidae và còn có tên là bọ lan ở một số vùng khác với các đặc điểm hình thái và tập quán sinh hoạt khác biệt tùy theo từng loài. Cơ thể của loài này rất cứng và đa số có hình bầu dục với phần lưng hơi vồng và râu, dầu hình lá hợp, hình quạt hơi hoặc hoặc phình to, dạng gấp khúc. 

Một số loài bọ hung phổ biến hiện nay có thể kể đến như bọ đục gốc mía Allissonotum pauper Burm, kiến vương trên dừa Oryctes rhinoceros, bọ cánh cam Anomala sp hay Xylotrupes gideon,… Trên thế giới hiện đang được thống kê lên tới hơn 30.000 loài và rất đa dạng hình thể cũng như đặc điểm sinh sản, sinh sống.

Bọ hung có đa dạng chủng loại và sinh sống ở nhiều vùng
Bọ hung có đa dạng chủng loại và sinh sống ở nhiều vùng

Đặc điểm nhận dạng bọ hung

Loài bọ cánh cứng này phần lớn chúng ta gặp chỉ có màu đen hoặc nâu nhưng không phải không có màu sắc khác. Có nhiều giống bọ cứng với màu sáng và trên thân có nhiều hoạt tiết khác nhau nhưng sinh sống ở các vùng nhiệt đới và thậm chí còn phát hiện có nhiều cá thể mang màu óng ánh như kim loại rất rực rỡ. 

Phần đầu của bọ hung có cặp râu cùng cặp sừng rất cứng và chắc chắn để thể hiện sự mạnh mẽ và tự vệ, đồng thời phô trương trước những con cái khác. Phần ngực của con bọ có gắn 6 cái chân và đôi cánh cứng với chức năng như một chiếc áo chống đạn che kín cả phần trên của ngực và bụng.

Thân hình của loài này có thể nói là khá thô thiển với đầu nhọn nhưng hơi cong và rất phù hợp với công việc của chúng mà không phải tiêu tốn nhiều sức lực. Sức mạnh của loài bọ hung rất phi thường, có thể nâng được vật nặng gấp 8 lần trọng lượng cơ thể. 

Bàn chân của loài bọ hung được cấu tạo theo công thức 5 – 5 – 5 khá đặc biệt. Phần mép ngoài của các đốt trầy ở chân trước mọc 2 – 3 răng cưa hoặc gai cưa. Các ấu trùng của loài này mập và có màu trắng phần bụng, xám phần lưng với hình dạng uốn cong chữ C. Nhìn chung ấu trùng di chuyển rất chậm nhưng phần đầu và miệng nhai cũng chân ngực lại rất phát triển.

Có thể nhận dạng loài bọ hung qua các đặc điểm rất đặc biệt
Có thể nhận dạng loài bọ hung qua các đặc điểm rất đặc biệt

Thức ăn của chúng là gì?

Hầu hết các loài bọ lan ăn các vật chất đang trong quá trình phân huỷ, các xác chết động vật hoặc một số loại nấm. Các ấu trùng của bọ tùy theo từng loại sẽ ăn các rễ cây, cà rốt hoặc phân.

Điều này chứng minh đây là loài có giá trị làm sạch môi trường và có thể xem bọ hung như người dọn rác của vương quốc động vật. Không chỉ có thể, nhiều loài bọ đến thăm thực vật còn giúp thụ phấn cho hoa, ví dụ điển hình là loài Flower Beetles.

Đặc điểm sinh sản của bọ hung

Bọ lan sinh sản rất khác lạ bằng cách bay đi bay lại là là trên mặt đất để tìm đống phân tươi rồi khi phát hiện ra liền hạ xuống. Lúc này, chúng lấy đầu mình với cặp sừng tựa như cái xẻng cùng với chân trước để xúc phân tươi và đất ướt rồi đảo với nhau và ve thành viên như viên bi, đẩy về phía trước và càng lăn thì viên phân càng lớn. 

Bọ hung đẩy phân bằng cách sử dụng chân sau và đứng ở phía trước rồi đẩy theo kiểu bò lùi lại. Công việc này được thực hiện bởi những chú bọ bố, còn các “bà mẹ” lại bám phía trên cục phân, để mặc cho “ông bố” đẩy phân.  Chúng cứ thế đẩy viên phân cho tới khi tìm được địa điểm thích hợp và dừng lại để đào đất dưới viên phân để tạo lỗ và lấp lại.

Bây giờ là nhiệm vụ của bọ hung mẹ bằng thao tác đào lỗ trên viên phân và để trứng vào đó rồi lấp bằng lớp đất dày một cách cẩn thận sao cho bằng với mặt đất tránh sự để ý của các loài khác. Những viên phân này được xem là nơi cung cấp chất dinh dưỡng để chào đón những con non chuẩn bị ra đời. 

Bọ hung sinh sản theo cách rất khác biệt không loài nào có
Bọ hung sinh sản theo cách rất khác biệt không loài nào có

Thích nghi và tự vệ bảo vệ bản thân thế nào?

Các thích nghi với cuộc sống và tự vệ của mỗi loài bọ lan có phần khác nhau tùy thuộc vào từng chủng loại. Một số các loài bọ đực, chẳng hạn như bọ hung tê giác hoặc giống bọ Hercules có cặp sừng trên đầu hay giống Protonum với tấm lưng cứng nối đầu với cơ thể. Cặp sừng được sử dụng như vũ khí để các con bọ đánh nhau giành thức ăn và giành con cái.

Trong đó, bọ phân giống Dung Beetles lại thích nghi bằng cách đào hang trong đống phân và vo phân thành từng cục rồi đẻ trứng trong đó. Bọ hung mẹ sẽ chăm sóc và bảo vệ các con của mình bằng cách giữ cho các viên phân nguyên vẹn, không bị nấm mốc.

Với loài bọ hung tháng 6, có tên June Beetles lại có thói quen ăn vào ban đêm và dễ bị thu hút bởi ánh sáng và đây cũng chính là lý do mà bạn thường thấy chúng vào những buổi tối đầu hè. Những con bọ tháng 6 cái có thể sinh ra tới 200 trứng trong một lần và các quả trứng trông như những viên ngọc trai nhỏ. Ấu trùng bọ tháng 6 ăn rễ các loại cây trong thời gian 3 năm trước khi lớn.

Ngoài ra, có thể kể tới một số các loài bọ hung ăn thực vật như Rose-Chafer Beetles. Tuy nhiên, loài này lại rất độc và gà hoặc các loài gia cầm khác ăn vào có thể chết bất cứ lúc nào. 

Vai trò sinh thái quan trọng của chúng

Mọi loài động vật trên thế giới này đều được ví như cái thùng không đáy bởi không có loài nào ăn vào mà không thải ra và chẳng có chất thải nào sạch sẽ cả. Tuy nhiên, phân của các loài động vật lại là yếu tố không thể thiếu trong đời sống thực – động vật và bọ hung đã được chứng minh có vai trò quan trọng không hề kém ong trong hệ sinh thái.

Giả sử, thế giới không còn sự xuất hiện của loài bọ cánh cứng ăn phân này thì sẽ thế nào? Nhờ có những “công nhân bọ hung” chăm chỉ tách, vo viên rồi chôn các viên phân đó mà mặt đất trở nên sạch sẽ hơn rất nhiều. Trong những viên phân đó chính là những quả trứng mà sẽ nở ra ấu trùng và những con sâu đất này sẽ chén sạch các cục phân.

Ở tất cả các châu lục đều có đông đảo các loài động vật nuôi và thú hoang nên lượng chất thải của chúng mỗi ngày là đếm không xuể. Nhờ có bọ hung mà các đống phân được xử lý một cách hết sức khoa học bằng cách vo viên để sinh đẻ. Nhờ có việc đó, cấu trúc của đất cũng được cải thiện rõ rệt.

Không những thế, các loài ký sinh trùng có tác động tiêu cực cho vật nuôi, người và thực vật cũng theo đó mà giảm dần. Một tác dụng có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên chính là các hạt giống có trong phân cũng được vận chuyển và phân tán đi nơi khác chính nhờ bọ hung

Vai trò của bọ hung đối với hệ sinh thái là không thể phủ nhận
Vai trò của bọ hung đối với hệ sinh thái là không thể phủ nhận

Có thể bạn chưa biết:

Kết luận

Có thể thấy, bọ hung là loài động vật có chủng loại rất đa dạng cùng với lối sống, đặc điểm sinh sản vô cùng khác biệt so với các loài động vật còn lại. Đặc biệt, chúng ta không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của loài bọ cánh cứng này đối với hệ sinh thái hiện nay, nhất là với môi trường ngày một đông đảo các loài động vật. 

Đọc nhiều nhất