Trang chủ Động vật hoang dã Rắn hổ mang - Phân loại, đặc điểm sinh học và độc...

Rắn hổ mang – Phân loại, đặc điểm sinh học và độc tính

Rắn hổ mang bao gồm nhiều loài rắn khác nhau, nhìn chung chúng đều khá hung dữ và có độc tính vô cùng mạnh. Đây là loài vật nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người nếu như không may trúng nọc của nó. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm sinh học của loài vật này. 

Đôi nét về rắn hổ mang

Rắn hổ mang là tên gọi để chỉ nhiều loài rắn độc nói chung nằm trong họ Rắn hổ Elapidae và hầu hết chúng đều thuộc vào chi Naja và theo thống kê. Tất cả những loài rắn này đều mang trong mình nọc độc, có thể gây nguy hiểm đến con người. 

Điểm dễ nhận dạng nhất chính là phần cơ thể có thể nâng lên vuông góc với mặt đất và phần cổ phình to ra khi chúng cảm thấy bị nguy hiểm. Cũng có một số loài rắn như rắn hoa cỏ sọc hay rắn mũi lợn có khả năng dựng đứng và phồng mang hay mamba đen có độc, phần cổ bạnh ra nhưng đều không được phân loại và “rắn hổ mang”. Điều này là do chúng không có một số đặc điểm sinh học và sinh thái của những loài hổ mang nói chung. 

Tất cả những loài rắn này đều mang trong mình nọc độc
Tất cả những loài rắn này đều mang trong mình nọc độc

Đặc điểm sinh thái và phân loại rắn hổ mang

Theo các nghiên cứu đã công bố, chi hổ mang sẽ được chia thành 4 phân chi nhỏ hơn. Bao gồm có hổ mang rừng châu Phi tên khoa học Boulengerina, rắn châu Á Naja, rắn Ai Cập Uraeus, và rắn hổ phì Afronaja sinh sống tại châu Phi. Đến nay, loài rắn này còn được phân chi nhỏ hơn nữa theo loài từ 20-22 loài hoặc nhiều hơn. 

Chi rắn hổ mang khá thanh mảnh cùng chiều dài đa dạng, kích thước khác nhau. Chúng có thể đạt chiều dài lên đến 2m thậm chí có loài dài hơn 3m. Và phân chi Boulengerina thường có kích thước lớn nhất, sinh sống ở những cánh rừng châu Phi. Mỗi khi bị đe dọa, cơ thể chúng vươn cao lên và phần da cổ phình to nhằm mục đích cảnh báo kẻ thù nếu như cảm thấy có sự đe dọa.

Độc tính của rắn hổ mang

Tất cả những loài rắn thuộc chi hổ mang đều có độc tính cao, có thể qua một vết cắn khiến một người khỏe mạnh tử vong. Cụ thể:

Thành phần hóa học của nọc độc

Phần lớn nọc độc có chứa nhiều loại protein có khả năng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và gây ra tình trạng gây tê liệt. Một số ít loài còn có nọc độc gây sưng tại điểm cắn, hoại tử hoặc tác động đến tim. Nọc độc chúng gây ra có nhiều dạng, trước đây người ta cho rằng nọc độc của chúng có chứa ancaloit hoặc glucozit gây ra độc tính.

Thực chất thành phần enzyme có trong nọc độc rắn hổ mang là protease, phosphatase hoặc là phức hợp của chúng mới thực sự tác động vào máu, thành mạch cũng như các tổ chức thần kinh. Theo đó, nọc độc của chúng thuộc pha sau ổ mắt, với phân chi Naja có chất ophiotoxin hay cobratoxin, vàng nhạt có khả năng hòa tan trong nước. 

Bên cạnh đó, nọc độc của chúng còn có chứa cytotoxin,  neurotox, α-Neurotoxin và độc tố ba ngón tay (3FTx) có tác động rất lớn đến tim mạch. Chất khí SO2 có khả năng khiến cho độc tính neurotoxin mất đi tác dụng vốn có của nó. 

Các thí nghiệm tiêm chất độc của rắn hổ mang vào chuột bạch cho thấy chúng sẽ sản sinh ra chất histamin. Bên cạnh đóm trong nọc độc của rắn người ta cũng tìm thấy nguyên tố kẽm, đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ cho các enzyme hoạt động hiệu quả hơn. 

Nọc độc chứa nhiều loại protein tác động trực tiếp đến hệ thần kinh
Nọc độc chứa nhiều loại protein tác động trực tiếp đến hệ thần kinh

Rắn hổ mang tấn công như thế nào?

Đa phần những loài rắn này thường có rất nhiều cách để tấn công và tiêm chất độc vào nạn nhân. Chúng thường sử dụng dùng răng nanh để cắn đối phương và qua đó tiêm chất độc qua răng nanh đi vào vết thương, xâm nhập vào đường máu. Một số ít như rắn hổ phì thường sử dụng cách phun nọc độc ra phía trước khoang miệng để đe dọa và tấn công kẻ thù. 

Nhưng trên thực tế, tập tính của những loài rắn hổ mang thường khá nhút nhát, và nếu như có động tĩnh nguy hiểm với chúng, rắn thường tìm cách để lẩn trốn, bỏ đi. Nhưng nếu như bị đe dọa liên tục, chúng sẽ tấn công đối phương, vậy nên cần cẩn trọng khi đối mặt với chúng. 

Việc sơ cứu những người không may bị loài rắn này tấn công cần phải tiến hành ngay lập tức, chỉ cần đôi chút chậm trễ là đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Khi gặp chúng, tuyệt đối không nên khiêu khích chính để hạn chế bị tấn công.

Những loài rắn hổ mang có ở Việt Nam

Tại nước ta, đã tìm thấy rất nhiều loài rắn hổ mang khác nhau, cụ thể như sau: 

Hổ mang đất 

Đây là loài rắn có tên khoa học là Naja kaouthia, còn có nhiều tên gọi khác thường dùng như rắn hổ sáp, rắn phì đen, rắn bành đen…Đặc trưng của loài rắn này chính là khi mang chúng bành ra sẽ có màu đen và có thêm một vòng tròn màu trắng. 

Phạm vi sống của sinh vật này hầu như trải dài trên toàn lãnh thổ nước ta, kể cả đồng bằng hay là miền núi. Khi mới nở ra từ trứng, chúng khá nhỏ chỉ đạt khoảng từ 20-35cm, tuy nhiên đã rất hung dữ và có khả năng xòe da cổ, và khi đạt kích thước trưởng thành  dài khoảng 2m và tuổi thọ lên đến 30 năm.

Rắn hổ mang đất có mang màu đen và có thêm một vòng tròn màu trắng
Rắn hổ mang đất có mang màu đen và có thêm một vòng tròn màu trắng

Hổ mang bành 

Hổ mang bành có tên khoa học là Naja atra, và những tên gọi thân thuộc khác như phì trắng, hổ trắng, hổ mang hoa… Chúng có đặc điểm khá đặc trưng đó là có phần mang màu đen, nâu, phần giữa có vòng tròn trắng nhưng có kèm thêm 2 viền trắng tràn sang 2 bên mang được miêu tả như 2 phần gọng kính. 

Cũng như rắn hổ mang đất, chúng phân bố ở hầu khắp mọi nơi từ đồng bằng đến miền núi, trưởng thành có chiều dài khoảng 1m. Đặc biệt, phần nọc độc của hổ mang bành cực kỳ nguy hiểm, có khả năng tác động mạnh mẽ lên hệ thần kinh của con người. 

Rắn hổ mèo

Loài rắn này có tên khoa học là  Naja siamensis, tên gọi khác là rắn hổ chuối, hổ mang xiêm, hổ mang phun nọc…Chúng thường có đặc điểm là màu nâu xám, hoặc vàng nhạt, đặc biệt phần da mang của chúng khi bành ra thường hướng về phía trước chứ không phải là bạnh sang hai bên như các loài rắn hổ mang khác. 

Rắn hổ mèo được tìm thấy nhiều hơn ở tại vùng phía nam nước ta. Khi chúng cảm thấy bị đe dọa, hoặc đối mặt với kẻ thù thường phát ra tiếng kêu, chúng còn có khả năng phun nọc độc đi xa và cũng rất chính xác. Thế nên chất độc của chúng có khả năng làm ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể nếu như dính phải. 

Rắn hổ mèo được tìm thấy nhiều hơn ở tại vùng phía nam nước ta
Rắn hổ mèo được tìm thấy nhiều hơn ở tại vùng phía nam nước ta

Có thể bạn quan tâm:

Rắn hổ mang chúa

Hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus hannah, tuy có tên là hổ mang nhưng trên thực tế chúng không được xếp vào chi hổ mang thực sự Naja mà thuộc một chi khác là  Ophiophagus. Hổ mang chúa hay hổ mang mây là loài vật vô cùng nguy hiểm và được xếp vào hàng vua của các loài rắn.

Kích thước của chúng vô cùng to lớn chiều dài trung bình đạt từ 3-4m và có thể dài lên đến 6m, đây cũng là rắn mang nọc độc dài nhất trên thế giới được tìm thấy. Khi chúng bành mang ra, có một dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết đó chính là dấu hiệu chữ V ở phía sau cổ. Rắn được tìm thấy ở nhiều vùng Việt Nam, nọc độc có thể gây chết người chỉ trong 30 phút.

Với những thông tin tổng hợp trên đây, bạn có thể hiểu rõ hơn về rắn hổ mang là gì cũng như những đặc điểm sinh học đặc trưng của chúng. Đây là một chi rắn có nhiều loài khác nhau, nhưng nọc độc đều có độc tính cao, cần cẩn trọng. 

Đọc nhiều nhất