Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ viết một bài nhỏ để chia sẻ với các bạn về các dạng mồi bẫy rắn hổ mang mà mình biết, cũng như ít kinh nghiệm của mình. Để cho anh em mới chơi có thể có thêm một ít kinh nghiệm nhé.
Cách sử mồi bẫy rắn hổ mang đơn giản, hiệu quả, bắt được nhiều loại rắn
Đầu tiên bàn về bài mồi bẫy rắn hổ mang, nói về vấn đề này thì có rất nhiều loại mà các bạn có thể sử dụng: chuột, cóc, ếch, nhái, ểnh ươn, rắn mối, gà con.. Nhưng hiệu quả nhất theo như mình đánh giá vẫn là chuột.
Vì đa phần các loại rắn là thiên địch của chuột, khẩu phần ăn của rắn kiểu gì cũng phải có chuột. Nên dùng chuột làm mồi dụ rắn là hiệu quả khỏi bàn nha anh em!
Thứ nữa là các bạn sử dụng chuột sẽ có khả năng hao hụt ít hơn với những dạng mồi khác. Vì khả năng sống của chuột cao hơn. Chống chọi với môi trường tốt hơn so với những con mồi kia. Một con chuột trong bẫy các bạn cho vào cùng với 2 bịch lúa (to như bịch sinh tố) là tụi nó có thể sống khỏe re từ 5-7 ngày rồi. Cũng vừa với thời gian mình đi thăm bẫy luôn.
Sử dụng chuột làm mồi bẫy rắn hổ mang vừa đơn giản vừa hiệu quả
Nếu có thể thì các bạn hãy tìm mua chuột để làm mồi bẫy rắn hổ mang. Khi mua các bạn nhớ yêu cầu chuột nhỏ (thường rơi vào khoảng tầm 24-26 con/1kg). Các bạn đừng lấy chuột to quá, vừa tốn thức ăn, mà nhiều lúc rắn nhỏ chui vào còn bị chuột nó cắn ngược lại. Nhưng các bạn cũng đừng lấy chuột nhỏ quá, chưa quen ăn thì cũng không được.
Nếu vào mùa nắng, khi cho lúa vào nếu được các bạn cho ít củ sắn nước (Củ đậu) để chuột có thêm nước như vậy nó mới sống lâu được. Còn mùa mưa thì khỏi cần cũng được nha anh em.
Kế đến dạng mồi bẫy rắn hổ mang thứ 2 các bạn cần tham khảo đó là cóc, nhái, ếch. Dạng này rắn cũng thích ăn. Các bạn có thể đặt dính hổ hành, hổ đất, hổ vện..
Mồi bẫy rắn hổ mang bằng ếch, nhái, cóc, ểnh ươn sẽ tiết kiệm
Ưu điểm của dạng mồi này là dễ tìm và nếu có phải mua giá cũng không quá đắt. Các bạn đặt dạng mồi này cũng nên cho tụi nó uống nước đầy đủ nha để kéo dài thời gian sống tụi nó. Dạng này thì thời gian đi thăm bẫy các bạn phải rút ngắn lại, tầm 3-4 ngày đi thăm và thay mồi một lần. Vì dạng mồi này hao hụt nhiều hơn chuột.
Dạng mồi bẫy rắn hổ mang thứ ba mình muốn nói là rắn mối, đây là bài tủ để bẫy hổ hành. Rắn mối các bạn có thể tự mua hoặc là gài bẫy để bắt nha anh em. Dạng này rất nhại với hổ hành. Nhớ cho tụi nó ít nước để uống và thăm bẫy thường xuyên.
Rắn mối, mồi bẫy rắn chuyên trị hổ hành
Dạng mồi cuối cùng là gà con, vịt con.. các bạn cũng có thể dùng để làm mồi bẫy rắn. Tuy nhiên bản thân mình biết nhưng không dùng bài mồi này. Vì thứ nhất là tính kinh tế, giá gà con/vịt con không hề rẻ. Thứ hai là đặt các bạn phải đặt bẫy vào chỗ đảm bảo không bị mất bẫy/không có bẫy tặc. Vì gà con/vịt con nó kêu suốt lộ bẫy là chắc chắn. Vấn đề nữa là mình bắt con gà đem đi bẫy mình thấy không nỡ. Đó là cá nhân mình thôi, còn lại tùy quan điểm mỗi người nữa các bạn ạ.
Ngoài lề một chút xíu, vậy thì ngoài bài mồi bẫy rắn mình đã đề cập phía trên. Các bạn có thể dùng thêm thuốc dụ rắn hay không ? Riêng quan điểm cá nhân của mình thì là không. Vì sao ? Vì thuốc dụ rắn rao bán trên mạng rất nhiều, giá không hề rẻ. Nhưng thành phần thì không rõ ràng, và hiệu quả thì không có gì là đảm bảo. Bản thân mình chứng kiến nhiều anh em dùng thuốc dụ rắn rồi. Hiểu quả đặt vẫn ngang ngửa với mình khi dùng mồi bẫy rắn thông thường thôi.
Đó là chưa kể anh em dùng thuốc dụ rắn rồi, trong bẫy vẫn phải để con chuột hay con gì khác vào bên trong. Các bạn nên biết rằng mình đặt rắn trong khoảng thời gian dài mới đi thăm, thường là 5-7 ngày. Như vậy nêu khu vực các bạn đặt có rắn thì chắc chắn con rắn nó sẽ mò vào bẫy, vì rắn nó rất nhạy với mấy con mồi mình đã đề cập ở trên. Có hay không có thuốc dụ rắn nó vẫn tìm đến và ăn mồi. Nên thuốc dụ rắn mình thấy là không cần thiết.
Một lưu ý nữa là khi đi bẫy rắn các anh em nên bao bọc bẫy rắn kỹ lưỡn. Điều này sẽ bảo vệ con mồi bên trong không bị nắng nóng và chết. Ngoài ra nó còn có tác dụng thứ 2 là khi thăm bẫy anh em cầm bẫy lên nếu bên trong có rắn độc thì nó cũng không cắn anh em được.
Bẫy rắn anh em nên bọc kỹ lưỡng trước khi đi bẫy nha
Còn địa hình đặt bẫy rắn thì cái này tùy khu vực và tùy vào kinh nghiệm nhìn nhận của từng anh em. Cái này sẽ tăng lên theo thời gian khi anh em có nhiều kinh nghiệm đặt bẫy rắn rồi.
Trên đây là bài viết về các dạng mồi bẫy rắn hổ mang cũng như một ít kinh nghiệm của mình. Anh em nào thấy thiếu sót thì có thể comment bên dưới để mình hoàn thiện cho các anh em sau có cái nhìn hoàn chỉnh hơn nhé!