Đặc điểm sinh học của cá nóc như thế nào? Nằm trong khu hệ cá biển cận nhiệt đới, biển Việt Nam khá đang dạng về thành phần loài hải sản, trong đó có cả các loài độc hại và cá nóc biển là một trong những loài đó.
Cá nóc là tên chung cho các loài cá thuộc bốn họ: họ cá nóc hòm (Ostraciidae), họ cá nóc ba răng (Triodontidae), họ cá nóc bốn răng (Tetraodontidae) và họ cá nóc nhím (Diodontidae) và chúng đều thuộc bộ Tetraodontiformes.
Thời gian qua, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành nghiên cứu nguồn lợi và độc tính của nhóm cá nóc, thu thập mẫu vật, định loại và sơ bộ đánh giá nguồn lợi cá nóc. Bài báo cáo này đưa ra những thông tin cơ bản về phân loại và hình thái, tập tính sống và phân bố, tính độc, giá trị kinh tế và nguồn lợi cá nóc ở biển Việt Nam. Dưới đây là những đặc điểm sinh học của cá nóc bạn nên biết.
Đặc điểm sinh học của cá nóc
Đặc điểm quan trọng để nhận biết và phân biệt với các loài cá khác là cá nóc không có vây bụng và các vây đều không có gai cứng. Vây lưng và vây hậu môn nằm đối diện hoặc gần đối diện với nhau và chúng nằm cách xa vây ngực, gần với vây đuôi. Vây đuôi thường tròn hoặc bằng hoặc lõm nông (trừ cá nóc ba răng có vây đuôi chẻ sâu). Cá nóc không có khe mang, mang chỉ còn là lỗ mang và ngay sau lỗ mang là gốc vây ngực.
Thân cá nóc không có vảy. đặc điểm sinh học của cá nóc là nhím có gai sắc nhọn như lông nhím. Cá nóc hòm có lớp giáp cứng liên kết với nhau thành hình hộp bao quanh cơ thể. Miệng cá nóc bé nhưng răng khoẻ; xương hàm và xương gần hàm gắn liền với nhau thành mỏ cứng thích nghi với các loài thức ăn có vỏ cứng. Cá nóc không có xương sườn và các xương dăm ở phần thịt. Đặc điểm sinh học của cá nóc là dạ dày cá có thể co dãn và ở nhiều loài cá nóc có thể hút được nhiều nước hoặc không khí để làm phồng tròn bụng lên như quả bóng.
Đặc điểm sinh học của cá nóc về tập tính sống
Cá nóc phân bố khá rộng cả về không gian và khía cạnh sinh thái. Một số loài ưa sống đáy, trong khi số khác sống ở các rạn san hô có độ sâu từ vài chục mét đến hàng trăm mét hay các vùng nước ven bờ, đầm lầy, cửa sông; thậm chí một số ít loài còn sống ở nước ngọt, sông suối, hồ… Cá nóc là loài ăn tạp, sống đơn lẻ hoặc theo đàn và thường không di cư.
Trên thế giới có khoảng 246 loài cá nóc, bao gồm cả cá nóc nước mặn và nước ngọt, chúng sống ở các khu vực biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới của Thái Bình Dương, ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. ở Việt Nam có khoảng 67 loài cá nóc thuộc bốn họ nói trên. Chúng phân bố khá rộng và được bắt gặp gần như ở toàn vùng biển Việt Nam.
Họ cá nóc bốn răng Tetraodontidae phân bố rất rộng, chúng xuất hiện từ vùng biển ven bờ đến vùng biển xa bờ, từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan. Vùng có mật độ cao là vùng biển ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh, vùng biển ven bờ Nghệ An – Hà Tĩnh, vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định. ở vùng biển miền Đông Nam Bộ cá nóc phân bố nhiều ở vùng biển Bình Thuận, nơi tập trung là phía Nam đảo Phú Quý, vùng biển Bến Tre – Bạc Liêu cũng là khu vực họ cá nóc bốn răng phân bố với mật độ cao. ở vùng biển Tây Nam Bộ, họ cá nóc bốn răng phân bố nhiều ở khu vực mũi Cà Mau kéo dài lên quần đảo Nam Du, các khu vực khác mật độ phân bố của họ cá nóc này thấp hơn.
Họ cá nóc nhím phân bố chủ yếu ở vùng biển miền Trung, mật độ phân bố cao ở các vùng: Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Thuận – Khánh Hoà. ở vùng biển Đông Nam Bộ, họ cá nóc nhím chủ yếu ở phía Đông Nam đảo Phú Quý và phía Tây Nam Côn Sơn. Vịnh Thái Lan ít bắt gặp họ này.
Họ cá nóc hòm xuất hiện nhiều ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ, hiếm khi bắt gặp ở vịnh Bắc bộ hay vịnh Thái Lan. Một số khu vực họ cá nóc hòm phân bố tập trung là: vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, vùng biển Khánh Hoà và vùng biển Vũng Tàu, chủ yếu là khu vực xung quanh đảo Côn Sơn kéo dài xuống phía Nam của vùng biển Đông Nam Bộ.
Chất độc của cá nóc
Đặc điểm sinh học của cá nóc về độc tố trong cá nóc có thành phần chủ yếu là Tetradotoxin (TTX), thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm, có tính bền nhiệt lớn và khả năng gây tử vong cao. Tuy nhiên, không phải loài cá nóc nào cũng độc. Độc tố trong các loài cá nóc khác nhau, ở các bộ phận khác nhau thì có hàm lượng khác nhau. Hàm lượng độc tố trong cơ thể còn thay đổi theo mùa, vùng địa lý và giai đoạn phát triển của cá thể.
Nội quan của cá nóc, đặc biệt là gan, tuyến sinh dục thường có chứa hàm lượng độc tố nhiều nhất do đó chúng cực độc. Khi xử lý cá nóc để chế biến thực phẩm, người ta vứt bỏ nội quan của cá nóc. Ngoài ra ở một số loài cá nóc độc thì da và thịt cá nóc cũng có chứa hàm lượng độc tố đủ để gây chết người nếu ăn phải.
Vào mùa sinh sản, cá nóc thường độc hơn và cá nóc cái có độ độc mạnh hơn cá nóc đực. Trong thời kỳ cá nóc đẻ trứng, buồng trứng của cá tăng trọng lượng và hàm lượng độc tố cũng tăng lên, mạnh hơn hẳn so với tinh túi con đực.
Từ tháng 12 trở đi là mùa đẻ trứng của cá nóc cho nên lượng độc tố trong trứng tăng lên nhanh chóng và độ độc cũng mạnh lên, kéo dài đến tháng 1, tháng 2 và có thể sang cả tháng 3. Tuy nhiên, đặc tính sinh trưởng, sinh sản của cá nóc có sự khác biệt theo loài và theo vùng địa lý. Trên đây là đặc điểm sinh học của cá nóc, hy vọng có ích với bạn.