Đối với những gia đình nuôi chó hoặc mèo chắc hẳn sẽ biết về loài bọ chét, chúng thường sống ký sinh trên cơ thể của vật nuôi. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến vật nuôi cũng như lây nhiễm bệnh cho con người. Để hiểu rõ hơn về loài con trùng nhỏ này hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách phòng chống nhé.
Bọ chét là gì?
Bọ chét là một loài côn trùng thuộc loài Siphonaptera, không có cánh và thường sống trên cơ thể động vật có máu nóng và có vú để hút máu để sống. Loài này có thể nhảy và di chuyển trên lông của vật nuôi để cắn và gây ra nhiều tác hại cho vật chủ.
Các con vật nuôi trong nhà như chó và mèo thường là nơi ký sinh của loài bọ chét, chúng gây ra khó chịu cho vật nuôi và có thể là nguy cơ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tùy vào môi trường ký sinh bọ có thể sống được từ 20 đến 40 ngày, rất ưa sống trong nền nhiệt 25 đến 35 độ C với độ ẩm trong khoảng 80%.
Khi nhiệt độ bị tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột mức này rất có thể bị chết, nếu sống ở trong nhà và ký sinh ở vật nuôi sẽ phát triển mạnh. Chính vì vậy, bọ chét có thể sinh sản quanh năm, mỗi lần có thể ra hàng trăm trứng. Nhất là vào giai đoạn chuyển xuân sang hè là thời điểm loài này phát triển mạnh nhất, nếu không phát hiện kịp thời sẽ có kiểm soát.
Giới thiệu về đặc điểm
Bọ chét chỉ có kích thước nhỏ từ 1,5 đến 3,3mm nên rất khó phát hiện nếu không để ý kỹ, chúng thường có màu đỏ thẫm, xám hoặc đen và có nhiều chân rất nhỏ để bám và di chuyển trên lông vật nuôi. Thậm chí còn có thể dùng chân để nhảy, phần thân dẹt và chỉ có xu hướng tiến về phía lông vật nuôi để bám chặt khi hút máu.
Một con bọ chét thường sẽ tồn tại ở trong kén đến khi gặp được loài vật có thể ký sinh, thậm chí có thể chờ đến 5 tháng trong kén. Khi có cảm nhận bằng hơi nóng và mùi cơ thể của vật chủ, chúng sẽ chui ra khỏi kén và bám vào thân của vật chủ như chó hoặc mèo. Một khi đã tìm được nơi ký sinh rồi sẽ phát triển rất nhanh và có thể sinh sản ra hàng trăm con khác nữa.
Giới thiệu về chu kỳ vòng đời
Bọ chét có 3 giai đoạn trong đời đó là ấu trùng, nhộng và cuối cùng là giai đoạn trưởng thành. Đầu tư khi đến giai đoạn sinh sản loài này bắt đầu hút màu và đẻ trứng, suốt thời kỳ sinh sản có thể đẻ gần 1000 trứng, trứng sẽ bám ở trên da hoặc lông của vật nuôi. Nếu vật nuôi thường xuyên ra đất nằm sẽ giúp trứng nhanh chuyển sang ấu trùng.
Ấu trùng bọ chét sẽ xuất hiện khi trứng được khoảng 2 tuần, thường trú ngụ dưới đất và trong khoảng thời gian đó sẽ thay lông để lột xác. Nếu không gặp điều kiện thuận lợi ấu trùng sẽ kéo dài thời gian trú ngụ lên tận 6 tháng, bám vào kẽ sàn nhà, chỗ ngủ động vật. Ấu trùng phát triển mạnh ở nơi ẩm ướt để ăn phân hữu cơ của bọ đã nở hoặc đồ thừa của vật nuôi.
Khi đã có đầy đủ bộ phận, ấu trùng tự nhả tơ để tạo thành kén nhộng và chờ đợi đến khi có điều kiện thích hợp và tìm được vật chủ để ký sinh. Lúc này bọ chét khi đã tìm được môi trường sống thích hợp sẽ bắt đầu hút máu và tiến hành quá trình sinh sản của mình. Cho đến khi không đủ điều kiện sống tốt nữa chúng sẽ bị chết.
Tác hại của bọ chét và cách xử lý
Bọ chét gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến vật nuôi cũng như sức khỏe con người. Những tác hại loài côn trùng này gây ra không hề nhỏ nên cần tìm hiểu kỹ để biết cách xử lý kịp thời.
Tác hại gây ra cho vật nuôi
Khi bọ chét cắn sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy cho vật nuôi và bị viêm da nghiêm trọng. Đối với những thú cưng nhạy cảm sẽ bị ngứa mạnh, tổn thương da và thậm chí nhiễm trùng da nghiêm trọng. Lúc này vật nuôi không để nằm im vì bọ bò vào lông và cắn liên tục với số lượng lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của chúng.
Không những thế bọ chét còn có thể gây ra thiếu máu cho vật nuôi vì số lượng bộ xâm nhập vào để hút máu quá lớn. Đặc biệt là những vật nuôi ốm yếu, không có sức đề kháng có thể gặp nhiều biến chứng hoặc chết nếu không được phát hiện trong thời gian dài.
Nghiêm trọng hơn bọ chét còn gây ra nhiễm sán dây, do khi còn là ấu trùng đã ăn trứng của sán dây và mang theo mầm bệnh. Nếu vật nuôi bị chúng bám vào miệng hoặc ăn vào sẽ bị nhiễm sán, sau một thời gian sẽ bị viêm ruột và chết. Nên bạn cần mua thuốc đặc trị dành cho vật nuôi trong nhà của mình, bôi hoặc tắm cho chúng để diệt tận gốc các con vật ký sinh này.
Tác hại gây ra cho con người
Với những gia đình có vật nuôi và bị bọ chét ký sinh cũng vô cùng nguy hiểm, khi sống chung sẽ khó tránh khỏi việc chúng bám trên quần áo hoặc đồ dùng sinh hoạt. Như vậy sẽ rất dễ bị chúng căn và gây ra bệnh dịch hạch, bệnh này sẽ khiến con người bị sốt, nếu không phát triển sớm sẽ dẫn đến tử vong.
Ngoài ra bọ chét còn là cầu nối trung gian truyền bệnh giữa vật nuôi cho con người, gây ra nhiễm trùng hoặc một số bệnh dịch khác. Khi phát hiện vết cắn cần theo dõi phản ứng và mua thuốc để bôi hoặc nếu nặng cần đi khám. Không nên chủ quan nếu bị cắn vì có thể gây ra nhiều hậu quả đáng sợ.
Cách nhận biết bị bọ chét cắn trên cơ thể
Nhiều khi bạn bị bọ chét cắn nhưng không hề biết, như vậy sẽ khiến vết thương không được điều trị gây ra nguy hiểm. Loài côn trùng này cắn sẽ gây ra nốt mụn đỏ nhỏ và có quầng xung quanh vết cắn, có thể tạo thành một điểm cắn có 3 đến 4 nốt ở nhiều nơi trên cơ thể.
Khi bị bọ chét cắn sẽ gây ngứa cả những nốt đỏ và vùng da xung quanh, thậm chí là bị phát ban ở vùng đó. Càng gãi sẽ càng khiến da bị tổn thương và bị lan rộng do vi khuẩn lan rộng đến phần da lân cận. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu sẽ bị mạnh hơn vào ban đêm khi ngủ, vì lúc này cơ thể không hoạt động là cơ hội để vi khuẩn tấn công mạnh hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc lào – Nét đặc trưng của những đàn ông Việt Nam
- Cá đá – Một loại cá cảnh mang vẻ đẹp lung linh, sắc màu
Cách xử lý
Như đã nói ở trên nếu phát hiện bọ chét trên cơ thể vật nuôi cần mua thuốc đặc trị về bôi hoặc tắm thường xuyên để diệt tận gốc cả trứng và ấu trùng tồn tại. Thay thảm hoặc chuồng cho vật nuôi để trị được tận gốc và không cho chúng tiếp xúc với đất sẽ lây lan rất nhanh.
Nếu như bạn bị bọ chét cắn cần ra hiệu thuốc để tìm mua những loại thuốc phù hợp với làn da của mình. Khi thấy viêm tấy nên dùng thuốc sát khuẩn và ngứa nhiều nên dùng kháng histamin hoặc có thể sử dụng dầu tràm bôi lên để giảm ngứa và đau.
Không nên gãi vết cắn bởi vì sẽ gây lây lan mạnh hơn và dễ bị nhiễm trùng da. Điều quan trọng là cần điều trị tận gốc trên người vật nuôi, vệ sinh thường xuyên cho vật nuôi và bôi thuốc diệt côn trùng. Bên cạnh đó nhà cửa cũng cần giữ sạch sẽ, thay ga gối và hút bụi mỗi ngày.
Trên đây là những chia sẻ về đặc điểm và những ảnh hưởng của bọ chét đối với sức khỏe của vật nuôi và con người. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ và bôi thuốc thường xuyên cho vật nuôi để không cho côn trùng này có cơ hội phát triển nhé.