Sử dụng nguyên hoa bào chế thành các vị thuốc chữa bệnh là một trong những phương thức truyền thống đã có từ lâu đời trong y học cổ truyền phương Đông. Loài cây này không chỉ mang mùi hương đặc trưng và khác biệt giúp trị liệu tinh thần mà còn có chứa các hoạt chất giúp phòng và trị bệnh rất hiệu quả, vẫn còn được lưu truyền cho tới nay.
Tổng quan thông tin về cây nguyên hoa
Tên khoa học của loài cây này là Daphne genkwa và thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae). Trong đời sống thường ngày và Đông y, nguyên hoa còn được gọi với một số các tên khác như thục tang, ngư độc, dược ngư thảo, lão thử hoa, bào mễ hoa,…
Hoa của loài cây này có màu tím và độc, phần lá, gai sở hữu một mùi hương đặc biệt và được nhiều người ứng dụng như một loại gia vị cho các món ăn. Quả của cây ngư độc có hình cầu và mang hương thơm riêng, được sử dụng làm hương liệu trong nhiều lĩnh vực tại vùng Tứ Xuyên, An Huy và Sơn Đông của Trung Quốc.
Nguyên hoa là vị thuốc nổi tiếng từ xa xưa, được phát hiện bởi người Trung Quốc. Và cho tới nay, nguồn dược liệu nhập ngư độc đều được vận chuyển từ Trung Quốc về. Phần thân cây chỉ cao khoảng 50cm và là dạng thân thảo với các nhánh nhỏ, vỏ ngoài màu tím, có nhiều lông ở phần nhánh non.
Xuất phát từ tên gọi đã có thể liên tưởng ngay tới bộ phận của loài cây này được sử dụng làm nguyên liệu bào chế các vị thuốc. Các bông hoa, hay nói chính xác hơn là các nụ hoa mọc thành cụm và có màu tím nhạt là thứ vị thuốc cực kỳ hiệu quả trong nhiều trường hợp. Nụ nguyên hoa được thu hái vào mùa xuân và phơi khô rồi sơ chế để giảm đi lượng độc tính.
Đặc tính của cây nguyên hoa
Ngư độc là loài cây có tính ôn và vị cay, chủ trị bệnh ho suyễn do thượng nghịch và khò khè trong họng, chứng thở gấp. Ngoài ra, một số các chứng bệnh khác như cổ độc, phá trừ tích tụ kết rắn, sốt rét rừng hoặc mụn nhọt sưng tấy,… đều có thể sử dụng nguyên hoa để điều trị.
Ngày nay, người ta cho rằng ngư độc có tính hàn, vị cay đắng và quy về phế, thận kinh, tỳ. Do mang tính hàn cùng vị đắng nên loài hoa này có thể trừ thượng hành, thấp tán thuỷ và điều trị một số các chứng bệnh thượng tiêu.
Nguyên hoa, cam toại, đại kích là những vị thuộc có thể trục thuỷ tiết thấp và tác động một cách trực tiếp tới các vùng có thuỷ ẩm. Lý Thời Trân đã từng đề cập tới chứng ẩm, do thuỷ tương tích tục bên trong và thấp khi bên ngoài tạo ra và ông cho rằng có 5 loại, bao gồm:
- Chứng chi ẩm: Là hiện tượng ẩm chảy ở phổi, khiến cho người bệnh thân nhiệt thất thường và thở gấp, lưng lạnh và chảy nước miếng.
- Chứng huyền ẩm: Là khi khí ẩm chảy bên sườn, với các triệu chứng ở bệnh nhân như đau tức hai bên sườn, ho khan liên tục và kéo dài.
- Chứng phục ẩm: Xảy ra khi khí ẩm chảy dưới tim và bệnh nhân gặp các triệu chứng như tức ngực và buồn nôn, cơ thể nóng lạnh thất thường, dễ bị ngất đột ngột.
- Chứng đàm ẩm: Là chứng ẩm được tạo ra khi khí ẩm chảy ở đường ruột và dạ dày, khiến bệnh nhân luôn cảm thấy bụng sôi, thổ ra nước liên tục và phần ngực sườn luôn đau tức, thường xuyên bị tiêu chảy, cơ thể gầy béo và tăng cân thất thường.
- Chứng giật ẩm: Xảy ra khi ẩm khí chảy ở kinh lạc khiến cho bệnh nhân gặp một số các triệu chứng như đau nhức, cơ thể nặng nề và thuỷ khí phù thũng.
Các nghiên cứu về bộ phận cây nguyên hoa
Bởi vì là loài cây sở hữu vẻ đẹp bên ngoài đặc biệt, nổi bật với màu sắc sặc sỡ kết hợp với hương thơm đặc sắc, cuốn hút nên ngư độc đã trở thành đối tượng của rất nhiều cuộc nghiên cứu. Dưới đây là một số các nghiên cứu đã được tiến hành dựa vào 2 bộ phận của cây nguyên hoa là rễ và hoa.
Rễ cây nguyên hoa
Nghiên cứu đã được thực hiện với đối tượng là rễ cây ngư độc đã có kết quả được công bố trên tạp chí International Immunopharmacology. Theo đó, các hoạt chất Flavonoid có trong bộ phận rễ cây mang lại tác dụng đáng kể trong việc ức chế sự phát triển và di căn của những tế bào ung thư trong biểu bì phổi và được thử nghiệm ở chuột.
Hoa cây nguyên hoa
Kết quả nghiên cứu hoa ngư độc được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology và nghiên cứu trên chuột. Nghiên cứu cho thấy hoạt chất Daphnane Diterpene Ester được phân lập từ bộ phận nụ hoa có khả năng gây độc và tiêu diệt các tế bào ung thư HL – 60.
Không những thế, hoạt chất này trong nguyên hoa cũng có thể ngăn ngừa sự phát triển của tế bài ung thư phổi ở chuột. Một hoạt chất khác là Flavonoid với kết quả được đăng tải trên tạp chí Phytomedicine cho rằng có thể chống oxy hóa rất tốt và chống viêm đáng kể. Điều này đã thể hiện rõ tiềm năng điều trị bệnh viêm khớp gây khó khăn cho nhiều người của loại dược liệu này.
Các phương thuốc điều trị bệnh lý của cây nguyên hoa
Ngư độc từ lâu đã được biết đến như một trong những vị thuốc điều trị các chứng bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số các bài thuốc được bào chế từ nguyên hoa với đa dạng công dụng khác nhau.
Ngư độc điều trị ho đờm
Bạn sử dụng khoảng 31g hoa nguyên hoa rồi sao lên và đun trên lửa nhỏ cùng 1 lít nước cùng 250g đường kính. Bạn sử dụng lượng khoảng bằng 1 quả táo cho mỗi lần điều trị và cần kiêng ăn các món mặn, chua trong thời gian dùng thuốc.
Trị đau đầu do thương hàn, nôn khan, thở gấp bằng ngư độc
Nguyên hoa đã nấu kết hợp cùng với đại kích và cam toại là các nguyên liệu được sử dụng trong vị thuốc này, sơ chế bằng cách lấy lượng bằng nhau mỗi loại rồi trộn đều và nghiền ra. Hỗn hợp này được đun cùng với 1,5 lít nước và 10 cành cam thảo để thu được 800ml thuốc rồi bỏ cặn. Người bệnh sử dụng 1,5g mỗi lần vào sáng sớm cho tới khi có thể đi ngoài được.
Có thể bạn quan tâm:
- Ruồi trâu: Đặc điểm, giai đoạn phát triển và tác hại
- Bọ xít – Loại vật được sử dụng làm Đông Trùng Hạ Thảo
Nguyên hoa điều trị tức cứng sườn
Với bài thuốc điều trị bệnh này, bạn sử dụng 62g nguyên hoa sao lên cùng với 15g chu sa là nguyên liệu. Các vị thuốc trộn đều và nghiền thành bột rồi thêm mật ong vào để viên lại thành hạt to tầm hạt ngô để sử dụng dần. Mỗi lần bệnh nhân uống 30 viên với nước trắng cho tới khi triệu chứng thuyên giảm.
Trị phù thũng bằng ngư độc
Nguyên liệu dùng cho bài thuốc này là chỉ xác và nguyên hoa với một lượng bằng nhau, được nấu nhừ lên bằng giấm và khuấy đều cho tới khi quyện vào và nặn thành dạng viên. Mỗi lần sử dụng, bệnh nhân uống 30 viên thuốc dùng nước trắng.
Lưu ý khi sử dụng cây nguyên hoa điều trị bệnh
Ngư độc là một trong những vị thuốc quý đã được dân gian lưu truyền qua bao đời nay nhằm mang lại tác dụng điều trị bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên, có một số các lưu ý vẫn cần ghi nhớ để tránh sử dụng sai cách và phải chịu những hậu quả không mong muốn.
- Nguyên hoa có các hoạt chất tác động lên cơ trơn tử cung nên khuyến cáo không được sử dụng cho phụ nữ có thai.
- Những người hư nhược và có thể chất quá yếu ớt không nên sử dụng ngư độc.
- Vì là một vị thuốc độc nên bệnh nhân chỉ được sử dụng nguyên hoa khi có sự đồng ý của bác sĩ và thầy thuốc.
- Bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của ngư độc tuyệt đối không được dùng vì có thể sẽ bị ngộ độc.
Như vậy, bạn đã được cung cấp những thông tin tổng quan nhất về cây nguyên hoa cùng các bài thuốc được ứng dụng điều trị các bệnh lý. Quả không thể phủ nhận sự tuyệt vời của loài cây này nhưng bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý để tránh những sai lầm không đáng có khi sử dụng vị thuốc này nhé.