Thủy tùng là loài cây thuộc hàng hiếm và đắt đỏ hiện nay. Chúng mang những giá trị về thẩm mỹ lẫn phong thủy khá nổi trội. Vậy Ý nghĩa cây thuỷ tùng hợp mệnh gì? Bày trí thủy tùng mang lại điều gì cho gia chủ?
Nhắc đến các loại cây cảnh phong thủy thì thủy tùng và các loại cây tùng nói chung thuộc vào nhóm quý hiếm bậc nhất. Loài cây này mang nhiều giá trị về phong thủy cũng như vẻ ngoài đẹp mắt, đầy thu hút. Tất nhiên, những cây phong thủy đẹp khác như cây phong thủy kim tiền, cây trúc bách hợp phong thủy, cây phong thủy vạn lộc,… vẫn có giá trị, vị thế riêng của mình nhưng xét về góc độ cao cấp, độc đáo thì có lẽ thủy tùng nên đứng đầu danh sách.
Có thể bạn quan tâm:
- Tác dụng của cây thuỷ tùng, thông điệp và mệnh hợp cây này
- Cách trồng cây thuỷ tùng và cách chăm sóc khoa học nhất
- Nên đặt cây thủy tùng ở đâu để tốt nhất cho phong thủy
Thủy tùng có gì mà lại được đánh giá cao đến như vậy? Nếu là loài cây cực kỳ mạnh về phong thủy thì cây thủy tùng hợp với người tuổi gì, mệnh gì? Những tầng ý nghĩa hàm chứa trong hình ảnh của cây thủy tùng là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết này.
Tổng quan về cây thủy tùng phong thủy
Thủy tùng hay còn gọi là thông nước, có tên khoa học là Glyptostrobus Pensilis. Đây cũng chính là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus – một loài cây của vùng cận nhiệt đới Đông Nam Trung Quốc. Hiện loài cây này được trồng khá nhiều nơi tại Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh khu vực phía Nam.
Thủy tùng trong tự nhiên có các đặc điểm đặc trưng của loài thân gỗ, mọc thẳng và rất chắc khỏe, dễ tạo kiểu. Theo đánh giá của người xưa đến nay, thủy tùng là loài cây cho gỗ tốt nhất.
Cây gỗ thủy tùng có kích thước khá lớn, thân cây cao đến trên 30m với đường kính khoảng 1m. Vỏ cây dày, hơi có độ xốp và có những đường nứt dọc theo thân cây. Chất gỗ cứng, không mối mọt, cong vênh, có mùi thơm và thớ gỗ mịn. Đây là lý do vì sao chúng được xếp vào nhóm chất lượng nhất. Thủy tùng có rất nhiều tinh dầu với mùi thơm dễ chịu.
Với thủy tùng dùng để trang trí văn phòng thì thuộc loại cây bụi nhỏ, nên dáng cây có phần thanh mảnh, nhỏ nhắn hơn. Lá cây màu xanh tươi, trên thân có rất nhiều nhánh nhỏ, mảnh như cây kim. Rễ cây thuộc loại dài và khỏe mạnh nên cây hút nước rất tốt, mọc rất nhanh. Trung bình khi trưởng thành cây sẽ cao tới 30cm với đường kính thân cây rất nhỏ từ 0,6-3mm.
Thường cây sẽ được trồng trong chậu sứ, nhánh cây dựa vào nhau tạo nên sự khăng khít, gắn bó. Loại cây này còn cho hoa nhỏ màu trắng, mọc gần ngọn của các cành, mỗi cuống có từ 1 – 4 hoa. Quả của thủy tùng có hạt màu đen hình cầu.
Số lượng thủy tùng trong tự nhiên hiện nay rất hiếm và có giá trị cao. Tuy nhiên, từ năm 2011, các nhà khoa học đã tìm ra cách nhân giống thủy tùng bằng cách ghép chồi lên thân cây bụt mọc. Nhờ đó, những cây thủy tùng nhỏ được trồng rất phổ biến hiện nay như một loại cây để bàn rất được ưa chuộng.
Các loại thủy tùng
- Thủy tùng xanh: là loại cây được vùi trong bùn đất suốt thời gian dài. Nhờ tiếp xúc với môi trường ẩm mà chất gỗ của cây được chuyển hóa thành màu xanh đen, chất lượng cực kỳ tốt. Đây cũng là loại được khai thác quá độ ở thời điểm hiện nay nên khá khan hiếm. Thủy tùng xanh xuất hiện chủ yếu ở các vùng đất sâu tại Tây Nguyên và một số lòng hồ thủy điện.
- Thủy tùng đỏ: loại này chủ yếu sống tại môi trường khô ráo trên đất liền. Thủy tùng đỏ có chất gỗ tốt, có màu đỏ hoặc nâu sẫm với các đường vân nhỏ. Mặc dù kém giá trị hơn so với thủy tùng xanh nhưng vẫn là loài thực vật có giá trị rất cao và bị khai thác quá mức.
- Kim thủy tùng: là loại được trồng phổ biến, rộng rãi hơn, chủ yếu dùng để bàn, trang trí nhà cửa. Ưu điểm của loại này là nhân giống nhanh, tính thẩm mỹ cao nên rất được ưa chuộng trên thị trường cây cảnh.
Giá trị của cây thủy tùng
Nếu xét về các loại thủy tùng tự nhiên thì cung cấp gỗ chính là một trong những giá trị lớn nhất của loài cây này. Chất gỗ của thủy tùng thuộc loại hàng đầu thế giới bởi nhiều yếu tố như: thớ gỗ mịn, đường vân đẹp, không bị mối mọt, mùi thơm,… Vì vậy, gỗ này được dùng để chế tác đồ nội thất và được bán với giá cao, mang lại tính thẩm mỹ, sự cao cấp cho không gian.
Riêng với thủy tùng dạng cây nhỏ để bàn thì lại được đánh giá rất cao về tính ứng dụng. Nhờ hình dáng đẹp, nhỏ nhắn, thủy tùng có thể đặt ở nhiều vị trí như phòng làm việc, sảnh chờ, phòng khách,… Chúng có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ các khí độc, các bức xạ điện từ và khói bụi. Thông qua quá trình hút CO2 và nhả khí Oxi, thủy tùng góp phần tạo ra không gian trong lành, mát mẻ.
Ý nghĩa cây thuỷ tùng
Theo các chuyên gia về khoa học và phong thủy, gỗ thủy tùng có tác dụng hấp thu vượng khí và xua đuổi khí xấu rất tốt. Vì vậy, Ý nghĩa cây thuỷ tùng thường được dùng để tạc tượng thờ hoặc lục bình. Đây đều là các vật phẩm phong thủy mang lại bình an, may mắn, sự thịnh vượng cho chủ nhân.
Xét sâu xa hơn về tên gọi thì loài cây này mang những tầng ý nghĩa như sau:
- Thủy: thủy chính là nước, hình ảnh tượng trưng cho tài lộc, sự hanh thông về tài chính. Thủy đóng vai trò kích hoạt mọi nguồn sinh khí cho môi trường sống, nguồn nước chảy lúc nào cũng dồi dào, mạnh mẽ và thông suốt. Nhờ vào hệ thủy mà vạn vật tươi tốt, phát triển ổn định. Thủy là yếu tố giúp gia chủ gia tăng lợi ích, công việc trôi chảy, nhiều thuận lợi.
- Tùng: là 1 trong tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) – hình ảnh có mặt phổ biến trong hội họa, điêu khắc dân gian, nhất là ở các đình chùa và thường đi chung với các đề tài hoa lá, mây nước… Trong đó, cây tùng đại diện cho mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, vạn vật sinh sôi, đâm chồi nẩy lộc. Sự sinh trưởng bền bỉ trong điều kiện từ đồng bằng phì nhiêu đến sinh lầy, vùng đất khô cằn lạnh giá của tùng tượng trưng cho sức sống mãnh liệt.
- Cây tùng còn có thể sống ở những nơi khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng, trên núi cao, chống chọi với mọi thiên tai, sóng gió. Vì vậy, loài cây này còn là hình ảnh của những người anh hùng kiên cường, bất khuất, thể hiện tinh thần của một đại trượng phu hiên ngang, ngạo nghễ.
- Từ xa xưa, người ta đã xem tùng là đại diện cho trăm cây, mang ý nghĩa trường thọ và khí tiết của người quân tử.
Cây thủy tùng hợp mệnh gì?
Trong ngũ hành, mối liên hệ giữa vạn vật được diễn giải thông qua 2 nguyên lý cơ bản là tương khắc, tương sinh.
- Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Trong mối quan hệ Tương Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
- Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Trong mối quan hệ Tương Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Xét theo luật tương sinh thì Thủy tùng hợp với mệnh Mộc – đây là mệnh tốt nhất. Ngoài ra, chúng cũng hợp với người mệnh Thủy và mệnh Hỏa.
Với cây kim thủy tùng, theo các chuyên gia phong thủy, vì cây có màu đặc trưng là màu vàng xanh nên đặc biệt thích hợp với người mệnh Thổ và mệnh Kim. Những người mệnh này trồng chúng mang lại sự êm ấm, hòa thuận cho gia đình, sự nghiệp vững bền.
Ngoài ra, Kim thủy tùng cũng là lựa chọn lý tưởng cho người tuổi Thân, bên cạnh Tùng Bồng Lai. Chúng giúp chủ nhân giữ được đầu óc thư thái, bình tĩnh để xử lý vấn đề, sáng suốt khi đưa ra các quyết định, nhanh chóng và chính xác.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây trạng nguyên: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hiệu quả
- Con rết – Loài vật nguy hiểm có tác dụng chữa bệnh
Cách bài trí thủy tùng đúng phong thủy
Thủy tùng để bàn làm việc nên chọn những cây có kích thước vừa vặn, chiều cao tầm từ 30cm đổ lại. Chậu cũng nên là chậu nhỏ, có hoa văn tinh tế, nhẹ nhàng. Nếu đặt ở vị trí khác như quầy lễ tân, bàn tiếp khách cũng lựa chọn tương tự, đảm bảo sự phù hợp với không gian nhưng vẫn có sự phá cách, ấn tượng.
Nếu muốn đặt thủy tùng ở các góc nhà, góc văn phòng thì phía Đông hoặc Đông Nam là hướng phù hợp. Thủy tùng khi đặt ở vị trí này có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút vượng khí, khuyến khích tinh thần làm việc thêm hăng say, tăng hiệu quả công việc.
Trồng và chăm sóc cây thủy tùng đúng cách
Thông qua tên gọi, không hiếm người nhầm lẫn rằng đây là loài cây thủy sinh. Tuy nhiên, thủy tùng được trồng nhiều ở những nơi khô ráo và trên mặt đất. Đây cũng là loài khá khó trồng và cần được chăm sóc theo kỹ thuật nhất định.
Hiện nay, chủ yếu người trồng nhân giống cây bằng phương pháp ghép chồi lên cây bụt mọc (tỉ lệ thành công 70%). Vì vậy, bạn cũng có thể mua cây con ở cửa hàng giống để thuận tiện và đơn giản hơn.
Trong quá trình chăm sóc, cần lưu ý những yếu tố sau:
- Nhiệt độ: cây thủy tùng để bàn sẽ sinh trưởng tốt trong môi trường có nhiệt độ từ 18 – 25 độ C. Nếu là phòng điều hòa, cần lưu ý mang cây ra ngoài phơi nắng vào sáng sớm (vài tiếng). Ở những vị trí như gần lỗ thông gió và lỗ xả khí của điều hòa thì không nên đặt cây.
- Ánh sáng: ưu điểm của thủy tùng là phù hợp cả ở nơi râm mát lẫn ngoài trời. Cần điều chỉnh vị trí để đảm bảo ánh sáng, đủ để cây quang hợp tốt mà không bị héo do cháy nắng; hạn chế ánh nắng trực tiếp. Nếu cây hoàn toàn đặt trong nhà thì vẫn có thể khắc phục bằng ánh sáng đèn điện. Nhưng khi phòng quá tối, cũng cần mang cây ra ngoài khoảng vài lần mỗi tuần.
- Đất trồng: phải luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng và tơi xốp, có thể sử dụng các loại đất thịt, đất vườn có trộn lẫn phân ủ mục, phân NPK để trồng cây.
- Nước tưới: thủy tùng trong tự nhiên thường sống ven các con sông và hồ, vì vậy nhu cầu nước của loài này cũng ở mức cao hơn so với một số cây phong thủy khác. Vì vậy, nên tưới định kỳ cho cây hàng ngày với lượng vừa phải để đảm bảo quá trình sinh trưởng.
- Sâu bệnh: vàng lá, khô lá, rụng lá,… là những vấn đề mà cây thủy tùng hay gặp phải. Cách khắc phục đơn giản nhất là cắt bỏ những phần nhiễm bệnh để tránh lây nhiễm ra các vùng khác. Trường hợp cây bị nặng và quá nhiều cành lá bị hư hại thì nên mua thuốc đặc trị, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn.
Thông qua bài viết, giải đáp Ý nghĩa cây thuỷ tùng hợp mệnh gì, hi vọng những ai quan tâm đến loài cây này sẽ có thêm kiến thức để tự tin trồng và chăm sóc chúng; lựa chọn được chậu cây phù hợp với nhu cầu, năng lượng của mình.